CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SAU PHẪU THUẬT TIỆT NIỆU: MỘT NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG TỪ DỮ LIỆU BẢO HIỂM QUỐC GIA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 145.479 người bệnh phẫu thuật tiết niệu từ 1/2017 đến 9/2018. Người bệnh được đánh giá điểm số nguy cơ trước phẫu thuật theo thang điểm Caprini hiệu chỉnh và được theo dõi trong khoảng thời gian 30 ngày sau phẫu thuật để xác định tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch (HKTM). Phân tích hồi quy đa biến được thực hiện nhằm xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến HKTM sau phẫu thuật. Có 92 người được chẩn đoán mắc HKTM sau phẫu thuật trong vòng 30 ngày (chiếm tỉ lệ 0,06%). Số người có điểm Caprini 3-4 điểm chiếm tỷ lệ nhiều nhất (49,3%). Điểm Caprini càng cao thì nguy cơ mắc HKTM sau phẫu thuật tiết niệu càng tăng. Các yếu tố nguy cơ liên quan có ý nghĩa (p<0,001-0,01) đối với HKTM sau phẫu thuật tiết niệu bao gồm tuổi >60, tiền sử nhồi máu cơ tim, loét dạ dày, tiểu đường, ung thư, tăng huyết áp, suy tĩnh mạch, suy thận, tiền sử huyết khối, bệnh mạch máu ngoại vi. Các yếu tố này cần được đánh giá trước phẫu thuật nhằm hỗ trợ ra quyết định dự phòng huyết khối tĩnh mạch thích hợp trên lâm sàng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Huyết khối tĩnh mạch, yếu tố nguy cơ, phẫu thuật tiêt niệu
Tài liệu tham khảo
2. Caprini JA (2010), "Risk assessment as a guide for the prevention of the many faces of venous thromboembolism", The American Journal of Surgery, 199(1), 3-10.
3. Bùi Mỹ Hạnh, Đào Xuân Thành, Nguyễn Hoàng Hiệp và các cộng sự. (2019), "Khảo sát một số yếu tố nguy cơ của huyết khối tĩnh mạch ở người bệnh sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình", Nghiên cứu y học, 121(5), 81-88.
4. Bùi Mỹ Hạnh, Đoàn Quốc Hưng và Hoàng Thị Hồng Xuyến (2019), "Ứng dụng thang điểm caprini hiệu chỉnh trong đánh giá nguy cơ huyết khối tĩnh mạch trên người bệnh phẫu thuật mạch máu", Nghiên cứu y học, 122(6).
5. Bùi Mỹ Hạnh, Dương Tuấn Đức và Trần Tiến Hưng và cộng sự (2019), "Chi phí điều trị trực tiếp biến chứng huyết khối tĩnh mạch sau phẫu thuật 30 ngày ", Nghiên cứu Y học, 123(7), 86-93.
6. Scarpa RM, Carrieri G, Gussoni G và các cộng sự. (2007), "Clinically overt venous thromboembolism after urologic cancer surgery: results from the @RISTOS Study", Eur Urol, 51, 130-135.
7. Kanchan B, Anitha M, Mohsina S và các cộng sự. (2016), "Assessing the risk for development of Venous Thromboembolism (VTE) in surgical patients using Adapted Caprini scoring system", Int J Surg, 30, 68-73.
8. Petralia GA và Kakkar AK (2008), "Venous thromboembolism prophylaxis for the general surgery patient: where do we stand?", Semin Respir Crit Care Med, 29, 83-89.