KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI NẶNG Ở TRẺ TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Minh Xuân Ngô 1,
1 Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, Tp Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các đặc điểm điều trị và kết quả điều trị; Xác định các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị viêm phổi nặng ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng, phương pháp: Bệnh nhi từ 2 đến 59 tháng được chẩn đoán viêm phổi cộng đồng nặng và điều trị tại khoa Nhi D (khoa hô hấp) Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới từ tháng 10/2019 đến tháng 10/ 2020. Đánh giá kết quả điều trị sau 48 giờ nhập viện. Kết quả: Kháng sinh ban đầu: Ceftriaxone 92,8%, Cefoperazon/ Sulbactam (6%), phối hợp Ceftriaxone + Vancomycin (1,2%). Diễn tiến đáp ứng kháng sinh ban đầu: đáp ứng 95,2%. không đáp ứng 4,8%, phải thêm hoặc đổi kháng sinh. Kết quả điều trị: Thành công 86,9%, thất bại 13,1%. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị: Trẻ có bệnh nền có tỉ lệ điều trị thành công thấp hơn nhóm không có bệnh nền (OR= 17,4, P<0,05). Trẻ có tiền căn tiếp xúc với người ho/ sổ mũi trong tuần qua có tỉ lệ điều trị thành công thấp hơn nhóm không tiếp xúc (OR= 9, P<0,05). Kết luận: Viêm phổi trẻ em cần chẩn đoán và điều trị sớm nhằm giảm tỉ lệ biến chứng và tử vong.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Giang CPH (2014), Đặc điểm lâm sàng, vi sinh và điều trị của trẻ em viêm phổi nặng cần thở oxy tại bệnh viện Nhi Đồng 2, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú, Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh, pp.
2. Harris M, Clark J, Coote N, et al. (2011), British Thoracic Society guidelines for the management of community acquired pneumonia in children: update 2011, Thorax, 66 Suppl 2(pp. ii1-23.
3. Jain DL, Sarathi V, Jawalekar S (2013), Predictors of treatment failure in hospitalized children [3-59 months] with severe and very severe pneumonia, Indian Pediatr, 50(8), pp. 787-9.
4. Jiang W, Wu M, Zhou J, et al. (2017), Etiologic spectrum and occurrence of coinfections in children hospitalized with community-acquired pneumonia, BMC Infect Dis, 17(1), pp. 787.
5. Liu JW, Chen YH, Lee WS, et al. (2019), Randomized Noninferiority Trial of Cefoperazone-Sulbactam versus Cefepime in the Treatment of Hospital-Acquired and Healthcare-Associated Pneumonia, Antimicrob Agents Chemother, 63(8), pp.
6. Igor Rudan aCB-P, b Zrinka Biloglav, c Kim Mulhollandd & Harry Campbelle (2008), Epidemiology and etiology of childhood pneumonia, Bulletin of the World Health Organization 86(5), pp. 408-416.
7. WHO (2005), Hospital care for children - Guidelines for the management of common childhood illnesses, Second edition, pp. pp. 80-91.