ĐIỀU TRỊ GÃY 2 CỘT Ổ CỐI BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG BÊN TRONG

Nguyễn Đình Chương1,, Ngô Văn Thái1
1 Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Tp. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Gãy kết hợp 2 cột ổ cối (phân loại theo Judet - LeTournel) là một chấn thương nặng hiếm gặp, làm mất vững khớp háng và tổn thương mặt sụn ổ cối nghiêm trọng. Nguyên nhân chấn thương thường do va đập mạnh như tai nạn giao thông hoặc té cao. Cần phẫu thuật mổ mở kết hợp xương bên trong để phục hồi giải phẫu, làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng biến chứng. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: mổ tả tiến cứu 16 trường hợp gãy cả 2 cột ổ cối được điều trị phẫu thuật kết hợp xương bên trong bằng nẹp vít tại Khoa Chi dưới Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Tp.HCM từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2022. Theo dõi, đánh giá phục hồi chức năng khớp háng dựa vào Bảng chỉ số Merle - d’Aubigne. Kết quả: 16 trường hợp có 11 Nam và 5 Nữ; cơ chế chấn thương thường gặp là té cao (10 trường hợp); 7 trong 16 trường hợp có kèm gãy nhiều mảnh diện vuông làm  chỏm xương đùi bị lún vào tiểu khung gây trật khớp háng trung tâm. Tất cả các bệnh nhân đều được phẫu thuật kết hợp xương bên trong, đường mổ lối trước thường dùng là Stoppa cải tiến, đường mổ lối sau thường dùng là Kocher - Langenbeck. Hầu hết bệnh nhân phục hồi tốt sau mổ, chỉ số Merle d’Aubigne đạt trên 10 điểm sau 6 tháng. Có 4 trường hợp bị hoại tử chỏm xương đùi sau 8 tháng theo dõi, điều trị bằng thay khớp háng toàn phần. Kết luận: phẫu thuật mổ mở kết hợp xương bên trong là phương pháp điều trị tốt nhất trong các trường hợp gãy cả 2 cột ổ cối, giúp phục hồi mặt sụn khớp, phục hồi độ vững khớp háng, giúp bệnh nhân trở lại sinh hoạt hàng ngày sớm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. AO Foundation. Fracture and Dislocation Compendium—2018. Journal of Orthopaedic Trauma. 2018;32(1): 1 - 173
2. Axel Gänsslen, Michael Müller, Michael Nerlich, Jan Lindahl eds. Acetabular Fractures: Diagnosis, Indications, Treatment Strategies. Thieme; 2018: 1, 20- 24.
3. Cem Yalin Kilinc et al. Treatment result for acetabular fractures using the modified Stoppa approach. Acta Orthop Traumatol Turc, 2019 Jan; 53(1): 6-14.
4. Henrique Sousa et al. Acetabular fracture involing the Quadrilateral surface in the Elderly with Supra-Pectineal Buttress plate: A center experience. Journal of Musculoskeletal Disord Treat 2021, volum 7, issue 3.
5. Ji-Hui Huang, Hui Liao, Xin-Yu Tan, Wei-Rong Xing, Qi Zhou, Yu-Shi Zheng, Hong-Yu Cao. Surgical treatment for both-column acetabular fractures using pre-opertive virtual simulation and three-dimensional pringting techniques. Chinese Medical Juornal, 2020 Fed 20; 133(4): 395-401.
6. Marvin Tile, David L. Helfet, James F. Kellam, Mark Vrahas, Fractures of Pelvis and Acetabulum: Principles and Methods of Management. AO Trauma.
7. Luca Pierannunzii, Florian Fischer, Lorenzo Tagliabue, Giorgio Maria Calori. Acetabular Both-column fracture: Essential of operative management. Injury. Int. J.care Injured 41 (2010) 1145-1149.
8. Zhong Chen, Hongchang Yang, Zhaoxiang Wu et al. A combination of the modified Stoppa approach and the iliac fossa approach in treating compound acetabular fractures by using an anterior ilioischial plate. Acta Orthop Belg. 2019;85(2):182-191.