KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BƯỚC 1 BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ DI CĂN CÓ ĐỘT BIẾN EGFR BẰNG ERLOTINIB TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN

Nguyễn Thị Thúy Mỵ1,, Nguyễn Khánh Toàn1, Trần Quang Trung1, Phạm Cẩm Phương2, Lê Chính Đại3
1 Bệnh viện Ung bướu Nghệ An
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá đáp ứng điều trị erlotinib bước 1 trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn có đột biến EGFR tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu 74 bệnh nhân (BN) ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn có đột biến EGFR được điều trị bằng erlotinib bước 1 tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An từ 01/2017 đến 31/05/2023. Kết quả: Tuổi mắc bệnh trung bình là 61,9 ±11,5; tỷ lệ nữ/nam là 1,96/1. Thể trạng chủ yếu ECOG 0-1 (78,4%). Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đau ngực và ho khan chiếm 79,7% và 59,5% tương ứng. Tỷ lệ di căn 1 cơ quan chiếm 55,4%, trong đó có 51,4% di căn xương, 43,2% di căn màng phổi và 25,7% di căn não. Thời gian đến khi thất bại điều trị với erlotinib trung bình là 13,8±8,7 tháng. Tỷ lệ đáp ứng toàn bộ 75,7%, không ghi nhận đáp ứng hoàn toàn và tỷ lệ kiểm soát bệnh đạt 90,5%. Số lượng cơ quan di căn, vị trí di căn gan và tình trạng nổi ban da là yếu tố liên quan đến tỷ lệ đáp ứng (p<0,05). Kết luận: Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn có đặc điểm lâm sàng ở nhóm tuổi trung niên và người lớn tuổi, triệu chứng chủ yếu là đau ngực, ho khan. Điều trị erlotinib bước 1 đem lại đáp ứng điều trị cao với tỷ lệ đáp ứng toàn bộ đạt 75,7% và tỷ lệ kiểm soát bệnh 90,5%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin. 2021; 71(3):209-249.
2. Bộ Y tế (2020). Hướng Dẫn Chẩn Đoán và Điều Trị Một Số Bệnh Ung Bướu. Nhà xuất bản Y học; trang 867.
3. Nguyễn Hoài Nga, Bùi Diệu, Trần Văn Thuấn, và CS (2014). Một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng ung thư phổi nguyên phát chẩn đoán điều trị tại bệnh viện K trong 10 năm từ 2001 đến 2010. Tạp chí Ung thư học Việt Nam. Số 2, 7.
4. Lê Thu Hà (2017). Đánh giá hiệu quả thuốc erlotinib trong điều trị ung thư phổi biểu mô tuyến giai đoạn muộn. Luận án Tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Đỗ Hùng Kiên, Nguyễn Thanh Hoa, Nguyễn Văn Tài (2020). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị erlotinib bước một trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến EGFR thường gặp tại bệnh viện K. Tạp chí Y học Việt Nam. tập 497, tháng 12, số chuyên đề ung thư,220-229.
6. Rosell R, Carcereny E, Gervais R, et al. Erlotinib versus standard chemotherapy as first-line treatment for European patients with advanced EGFR mutation-positive non-small-cell lung cancer (EURTAC): a multicentre, open-label, randomised phase 3 trial. Lancet Oncol. 2012;13(3):239-246.
7. Zhou C, Wu YL, Chen G, et al. Erlotinib versus chemotherapy as first-line treatment for patients with advanced EGFR mutation-positive non-small-cell lung cancer (OPTIMAL, CTONG-0802): a multicentre, open-label, randomised, phase 3 study. Lancet Oncol. 2011;12(8):735-742.
8. Petrelli F, Borgonovo K, Cabiddu M, Lonati V, Barni S. Relationship between skin rash and outcome in non-small-cell lung cancer patients treated with anti-EGFR tyrosine kinase inhibitors: a literature-based meta-analysis of 24 trials. Lung Cancer. 2012;78(1):8-15.