ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY CHẤN THƯƠNG GAN TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC

Nguyễn Đình Minh1,, Nguyễn Thu Thảo2
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy (CLVT) chấn thương gan (CTG) tại bệnh viện Việt Đức. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang các bệnh nhân (BN) chấn thương gan được chụp CLVT tại Bệnh viện Việt Đức trong tháng 3 và tháng 4/2023. Kết quả: gồm 95 BN (75 nam). Tuổi trung bình là 36,2 ± 15,95 tuổi (từ 10 tuổi đến 73 tuổi). Nguyên nhân do tai nạn giao thông là hay gặp nhất chiếm 78% (74/95 BN). Trên CLVT, tổn thương hay gặp là đụng dập nhu mô gan với 71,6% (68/95 BN) trong đó ổ đụng dập nhỏ <25% thùy gan là hay gặp nhất, chiếm 54,7%. Đường rách nhu mô gan là 60% (57/95 BN) với đường rách >3cm là hay gặp, chiếm 42,1%. Theo AAST 2018, mức độ CTG hay gặp là độ III và độ II tương ứng là 40% (38 BN)  và 35% (33 BN). Chấn thương phối hợp hay gặp trong CTG là chấn thương ngực với 61,1% (58/95 BN), chấn thương sọ não 41,1% (39 BN) và chấn thương thượng thận 32,6% (31 BN). Kết luận: Cắt lớp vi tính đa dãy là thăm khám tin cậy để phát hiện các tổn thương gan và các tổn thương phối hợp trong CTG.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Yoon W., Jeong Y. Y., Kim J. K. et al. (2005). CT in Blunt Liver Trauma. RadioGraphics, 25(1), 87-104.
2. Coccolini F., Coimbra R., Ordonez C. et al. (2020). Liver trauma: WSES 2020 guidelines. World Journal of Emergency Surgery, 15(1), 24.
3. Hoàng Đình Âu và Doãn Văn Ngọc. (2023). Vai trò của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán và phân độ chấn thương gan theo AAST 2018. Tạp chí Y học Việt Nam, 524(2).
4. Đặng Vĩnh Hiệp. (2021). Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán và điều trị bảo tồn chấn thương gan. Tạp chí Y học Việt Nam, 501(2).
5. Nguyễn Quang Huy và Nguyễn Khải Toàn. (2022). Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của chấn thương gan được điều trị bảo tồn. Tạp chí Y học Việt Nam, 517(1).
6. Newton M. V. và Subramanya S. G. (2023). Predicting and grading liver injury in the absence of computed tomographic imaging. Journal of Family Medicine and Primary Care, 12(2).
7. Lada N. E., Gupta A., Anderson S. W. et al. (2021). Liver trauma: hepatic vascular injury on computed tomography as a predictor of patient outcome. European Radiology, 31(5), 3375-3382.