ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỐT RÉT TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG

Đặng Thị Bích1, Ngô Văn Vinh2, Trần Văn Giang2, Nguyễn Hoàng Thanh2,
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể bùng phát thành dịch với tỷ lệ tử vong cao. Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến những đại dịch mới nổi như COVID-19, cúm khỉ…sốt rét đang có cơ hội để bùng phát trở lại. Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả đặc điểm dịch tễ học và kết quả điều trị bệnh sốt rét trong vòng 5 năm qua. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 65 bệnh nhân sốt rét trên 18 tuổi được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ tháng 1/2017 – tháng 6/2022. Kết quả cho thấy trong 5 năm vừa qua, tại BVBNĐTƯ số bệnh nhân sốt rét có nguồn lây nhiễm KST tại Việt Nam thấp chiếm 9,2%, nhưng hơn 90,8% có nguồn lây nhiễm từ các quốc gia khác (Chủ yếu tại Châu Phi với 84,5%). Số lượng bệnh nhân xét rét giảm dần từ năm 2017 đến 2022, tuy nhiên có sự xuật hiện trở lại các bệnh nhân sốt rét cùng với đại dịch COVID-19. 81% bệnh nhân SR chưa có biến chứng điều trị khỏi, 85,7% bệnh nhân SR có biến chứng điều trị khỏi. Đang có sự chuyển dịch nguồn lây bệnh sốt rét trên thế giới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tổ chức Y tế Thế giới (2012), Loại trừ bệnh sốt rét, Tài liệu hướng dẫn loại trừ sốt rét cho các nước có bệnh sốt rét lưu hành nhẹ và vừa, NXB Y học: 7-47.
2. Kaushik Bharati and N.K.Ganguly (2013), Tackling the malaria problem in the South – East Asian Region need for changer policy, India Jounal Med Res, Vol.137: 36-47.
3. Nguyễn Vân Hồng, Peter Van de Eede và CS (2008), “Trường hợp đầu tiên nhiễm Plasmodium knowlesi tại Việt Nam”, Công trình khoa học, báo cáo tại hội nghị ký sinh trùng lần thứ 33: 194-197.
4. WHO (2019), Countries of the Greater Mekong zero in on falciparum malaria 2019.
5. Nguyễn Văn Dũng (2014), Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và kết quả điều trị bệnh sốt rét tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 2011- 2014. Luận văn thạc sỹ - chuyên ngành truyền nhiễm - 2014, 35 – 60
6. Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương (2018). Báo cáo tổng kết công tác phòng chống và loại trừ sốt rét năm 2017 và kế hoạch năm 2018.
7. Hoàng Hà, Đinh Thị Hòa, Lê Việt, Lê Thạnh, Bùi Hữu Núi, Trung tâm PCSR tỉnh Savanakhet (2011), Hợp tác nghiên cứu bệnh sốt rét vùng biên giới giữa hai tỉnh Savanakhet, Lào và Quảng Trị, Việt Nam, Công trình khoa học báo cáo tại Hội nghị ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 38, tập 1: Bệnh Sốt rét, Nhà xuất bản Y học, 2011, tr.241-249
8. Nguyễn Văn Quân (2020), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt rét và biện pháp phòng chống tăng cường tại vùng sốt rét có dân di biến động ở Bình Phước và Gia Lai (2016-2017), Luận án tiến sỹ sinh học, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương.
9. Hong Nguyen V., Van den Eede P., Van Overmeir C, et al. (2012). The distribution of human Plasmodium species in central Vietnam is complex with marked age-dependent prevalence of symptomatic and patent infections. Am J Trop Med Hyg, 87, 989-995.
10. Vũ Mạnh Lợi (2016), Nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương của người di cư với sốt rét và đặc điểm dịch tễ sốt rét kháng artemisinin tại tỉnh Bình Phước, Việt Nam.