ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Ở TRẺ EM TỪ 24 ĐẾN 60 THÁNG TUỔI TẠI TUYÊN QUANG

Phạm Thị Ngân1,, Giang Thị Hồng Nhung1, Lê Thị Kim Dung2, Bế Hà Thành2, Lê Kim Việt 3
1 Trường Đại học Tân Trào
2 Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên
3 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em từ 24 đến 60 tháng tuổi tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hương Sen, Tuyên Quang. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả được thực hiện trên 60 trẻ từ 24 đến 60 tháng tuổi mắc rối loạn tự kỷ tại Tuyên Quang, thời gian từ năm 2022 đến 2023. Tự kỷ được chẩn đoán xác định theo tiêu chuẩn DSM-IV và phân loại mức độ theo thang điểm đánh giá tự kỷ (CARS). Kết quả: Tự kỷ gặp nhiều ở trẻ nam, tỉ lệ nam/nữ: 3,6/1; trẻ tự kỷ mức độ nặng chiếm tỉ lệ cao (91,7%). Các biểu hiện lâm sàng ở trẻ tự kỷ gặp nhiều là: không/ ít quan tâm, chia sẻ tình cảm đến bố mẹ/người thân (91,7%), kéo tay người thân lấy đồ vật như một công cụ (90,0%); chậm phát triển ngôn ngữ nói so với tuổi (98,3%); giảm/không giao tiếp mắt-mắt (98,3%), hành vi định hình, rập khuôn (85%); thích ôm, giữ chặt (21,7%); ăn không nhai, chỉ nuốt chửng (21,7%), khó vào đầu giấc ngủ (65,0%). Phần lớn các triệu chứng lâm sàng của 2 nhóm 24-35 tháng và 36-60 tháng tuổi là không có sự khác biệt (p>0,05), các triệu chứng khá ổn định ở lứa tuổi từ 24 đến 60 tháng. Kết luận: Các biểu hiện lâm sàng đặc trưng của trẻ rối loạn tự kỷ xuất hiện với tần suất cao (> 80%). Nhóm trẻ nhỏ 24-35 tháng tuổi đã bộc lộ các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng của tự kỷ tương tự như nhóm 36-60 tháng, cho phép chẩn đoán xác định sớm trong giai đoạn tuổi này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Đức Tấn và cộng sự (2021), "Nghiên cứu tỷ lệ trẻ rối loạn phổ tự kỷ và kết quả bước đầu can thiệp phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại tỉnh Quảng Ngãi", Tạp chí Y học Việt Nam, tập 505 (1).
2. Trần Thiện Thắng và cộng sự (2022), "Đặc điểm lâm sàng rối loạn phổ tự kỷ từ 24 - 72 tháng tại thành phố Cần Thơ", Tạp chí Nghiên cứu Y học, tập 150 (2).
3. Lê Thị Kim Dung (2020), "Đặc điểm lâm sàng trẻ mắc rối loạn tự kỷ tại Thái Nguyên", Tạp chí Y học thực hành, tập 1131 (4).
4. Nguyễn Minh Phương (2021), "Khảo sát tỉ lệ trẻ từ 18-36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm M- Chat tại trường mầm non ở thành phố Cà Mau 2020", Tạp chí Y học Việt Nam, tập 502 (1).
5. Lê Thị Vui (2020), "Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18-30 tháng và rào cản tiếp cận dịch vụ chẩn đoán, can thiệp rối loạn phổ tự kỷ tại Việt Nam 2017-2020", Luận án tiến sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
6. Smith I.M. Peverill S, Duku E. et al. (2019), "Developmental Trajectories of Feeding Problems in Children with Autism Spectrum Disorder, Journal Pediatr Psychol, Vol. 44 (8).
7. Maria G. P. et al. (2021), "Subjective and Electroencephalographic Sleep Parameters in Children and Adolescents with Autism Spectrum Disorder: A Systematic Review", Journal of Medicine, Vol. 3893 (10).
8. Aldosari M. A. F. et al. (2019), "Prevalence and correlates of autism spectrum disorder in Qatar: a national study", Journal of Child Psychology and Psychiatry, Vol. 60 (12).