CĂN NGUYÊN GÂY NHIỄM TRÙNG CƠ HỘI VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MIỄN DỊCH HỌC, VI RÚT HỌC Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS THẤT BẠI VỚI PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ARV BẬC 1

Lương Hương Giang1, Đoàn Thu Trà2,3,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Điều trị ARV giúp phục hồi chức năng miễn dịch, giảm các biến cố bất lợi gây ra bởi HIV. Tuy nhiên thất bại trong điều trị ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích điều trị ARV, dẫn đến gia tăng tỉ lệ mắc bệnh nhiễm trùng cơ hội và tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân HIV. Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu căn  nguyên gây nhiễm trùng cơ hội và mối liên quan với miễn dịch học, vi rút học ở bệnh nhân HIV/AIDS thất bại điều trị với phác đồ ARV bậc 1 tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương và Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang, hồi cứu bệnh án ngoại trú của 72 bệnh nhân HIV/AIDS thất bại với phác đồ điều trị ARV bậc 1 tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương và Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2017 đến tháng 8/2021. Kết quả nghiên cứu: Trong 72 bệnh nhân HIV/AIDS thất bại với phác đồ điều trị ARV bậc 1, có 45 bệnh nhân có bệnh nhiễm trùng cơ hội tại thời điểm chẩn đoán thất bại điều trị. Đa số các bệnh nhân phát hiện thất bại điều trị ở giai đoạn lâm sàng III, IV. Các nhiễm trùng cơ hội thường gặp là nấm Candida miệng (36.7%), tiếp theo là nhiễm lao (28.3%), nhiễm nấm Talaroymyces marneiffei máu (11.7%) viêm não Toxoplasma (10%), viêm phổi do PCP (3.3%), nhiễm CMV (3.3%). Với p<0.05, có sự khác biệt về chỉ số BMI, số lượng tế bào T-CD4 và tải lượng vi rút giữa 2 nhóm bệnh nhân có và không có NTCH tại thời điểm thất bại điều trị. Tuy nhiên chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa sự xuất hiện NTCH với  phác đồ điều trị ARV bậc 1. Bệnh nhân có số lượng tế bào T-CD4 <50 tế bào/cm3 có nguy cơ mắc bệnh lao và nấm Candida miệng nhiều hơn so với bệnh nhân có số lượng tế bào T-CD4 ≥ 50 tế bào/cm3. Kết luận: Việc phát hiện sớm thất bại điều trị với phác đồ ARV bậc 1 là rất quan trọng  để  kịp thời chuyển đồ phác đồ ARV bậc 2, cải thiện tiên lượng sống sót cho bệnh nhân HIV/AIDS.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

. Granich R, Crowley S, Vitoria M, et al. Highly active antiretroviral treatment for the prevention of HIV transmission. J Int AIDS Soc. 2010;13:1.
2. Boettiger DC, Nguyen VK, Durier N, et al. Efficacy of second-line antiretroviral therapy among people living with HIV/AIDS in Asia: results from the TREAT Asia HIV observational database. J Acquir Immune Defic Syndr. 2015;68(2):186-195.
3. Thao VP, Quang VM, Wolbers M, et al. Second-Line HIV Therapy Outcomes and Determinants of Mortality at the Largest HIV Referral Center in Southern Vietnam [published correction appears in Medicine (Baltimore). 2016 Jan;95(1):1.
4. Ramadhani HO, Bartlett JA, Thielman NM, et al. The Effect of Switching to Second-Line Antiretroviral Therapy on the Risk of Opportunistic Infections Among Patients Infected With Human Immunodeficiency Virus in Northern Tanzania. Open Forum Infect Dis. 2016;3(1):ofw018.
5. Jayani I, Susmiati, EWinarti, et al. The Correlation between CD4 Count Cell and Opportunistic Infection among HIV/AIDS Patients. J Phys: Conf Ser. 2020;1569:032066.
6. Damtie D, Yismaw G, Woldeyohannes D, Anagaw B. Common opportunistic infections and their CD4 cell correlates among HIV-infected patients attending at antiretroviral therapy clinic of Gondar University Hospital, Northwest Ethiopia. BMC Research Notes. 2013;6(1):534. doi:10.1186/1756-0500-6-534
7. Đoàn Thu Trà. Xác định tính kháng thuốc của HIV ở bệnh nhân thất bại với phác đồ bậc 1 và đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ thuốc kháng vi rút bậc 2 trên bệnh nhân HIV/AIDS. Viện nghiên cứu khoa học Y-Dược lâm sàng 108. 2015.
8. Miziara ID, Weber R. Oral candidosis and oral hairy leukoplakia as predictors of HAART failure in Brazilian HIV-infected patients. Oral Dis. 2006;12(4):402-407.