NGHIÊN CỨU TỶ LỆ TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LÂM SÀNG LIÊN QUAN VỚI TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO

Đỗ Đức Thuần1,, Đào Văn Hùng2
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Viện Y học cổ truyền Quân Đội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ trầm cảm, liên quan một số yếu tố lâm sàng nhồi máu não với trầm cảm sau đột quỵ Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, 141 bệnh nhân nhồi máu não tại Khoa Đột quỵ 103 Bệnh viện Quân y 103. Kết quả nghiên cứu: tỷ lệ trầm cảm 34%, 44,6% nữ giới và 27,1%  nam giới có trầm cảm sau đột quỵ, với p < 0,05. Liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ,  rối loạn nuốt có tỷ lệ trầm cảm lần lượt là: 91,7%, 77,1%, 14,6%, bệnh nhân trầm cảm có điểm NIHSS trung bình 11,20 ± 4,21 cao hơn nhóm không trầm cảm, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Phân tích hồi quy logistic thấy giới nữ với OR là 1,26, CI95%: 1,11 - 1,47, p < 0,05, điểm NIHSS với OR 2,48, CI95%:1,11 - 5,54, p < 0,05. Kết luận: Tỷ lệ trầm cảm là 34%, giới, liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ,  rối loạn nuốt, điểm NIHSS cao làm tăng tỷ lệ trầm cảm trong đó giới, điểm NIHSS là các yếu tố liên quan độc lập.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Towfighi, A., et al., Poststroke Depression: A Scientific Statement for Healthcare Professionals From the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke, 2017. 48(2): p. e30-e43.
2. Hackett, M.L. and K. Pickles, Part I: frequency of depression after stroke: an updated systematic review and meta-analysis of observational studies. Int J Stroke, 2014. 9(8): p. 1017-25.
3. Williams, L.S., et al., Performance of the PHQ-9 as a screening tool for depression after stroke. stroke, 2005. 36(3): p. 635-638.
4. Hà, N.T.H. and L.T. Điền, NGHIÊN CỨU TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TRẦM CẢM SAU ĐỘT QUỴ NÃO CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2020-2021. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2021(41): p. 175-183.
5. De Ryck, A., et al., Risk factors for poststroke depression: identification of inconsistencies based on a systematic review. Journal of geriatric psychiatry and neurology, 2014. 27(3): p. 147-158.
6. Wang, Z., et al., Post-stroke depression: different characteristics based on follow-up stage and gender–a cohort perspective study from Mainland China. Neurological research, 2017. 39(11): p. 996-1005.
7. Kutlubaev, M.A. and M.L. Hackett, Part II: predictors of depression after stroke and impact of depression on stroke outcome: an updated systematic review of observational studies. International Journal of Stroke, 2014. 9(8): p. 1026-1036.