NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ SAU MÃN KINH ĐẾN KHÁM TẠI KHOA KHÁM BỆNH THEO YÊU CẦU BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Lại Thùy Dương1,, Nguyễn Thị Thanh Mai1
1 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Loãng xương được coi là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ loãng xương và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ sau mãn kinh đến khám tại Khoa Khám bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 191 phụ nữ sau mãn kinh khám bệnh tại Khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Bạch Mai. Chẩn đoán loãng xương theo tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của Tổ chức Y tế Thế giới bằng phương pháp phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA: Dual Energy X ray Absorptiometry) trên máy đo mật độ xương của hãng HOLOGIC - Mỹ. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Tỷ lệ loãng xương ở cột sống thắt lưng: 43,5%, tỷ lệ loãng xương ở cổ xương đùi: 35,1%, tỷ lệ loãng xương chung là: 43,98%. Loãng xương tương quan thuận mức độ chặt với tuổi (p<0,001), số tuổi hết kinh (p<0,05), số năm hết kinh (p<0,001), chiều cao (p < 0,001), cân nặng (p<0,001), BMI (p<0,01), đồng thời liên quan đáng kể với lượng bổ sung canxi và vitamin D (p<0,05), sử dụng sữa (p<0,05), tiếp xúc ánh sáng mặt trời, vận động thể lực (p<0,05). Kết luận: Loãng xương tương quan thuận mức độ chặt với tuổi, số tuổi hết kinh, số năm hết kinh, BMI, đồng thời liên quan đáng kể đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, tập luyện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sözen T., Özışık L., Başaran N.Ç. An Overview and Management of Osteoporosis. Eur. J. Rheumatol. 2017;4:46–56. doi: 10.5152/eurjrheum.2016.048. [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
2. Vijayakumar R., Büsselberg D. Osteoporosis: An under-Recognized Public Health Problem. J. Local Glob. Health Sci. 2016;2016:2. doi: 10.5339/ jlghs.2016.2. [CrossRef] [Google Scholar]
3. Vũ Thị Thanh Hoa (2018), Nghiên cứu mật độ xương và các marker chu chuyển xương ở bệnh nhân cao tuổi gãy cổ xương đùi. Học viện Quân Y. Luận án tiến sỹ Y học.
4. Hoàng Văn Dũng (2017), “Nghiên cứu mật độ xương, các yếu tố nguy cơ loãng xương, sự thay đổi một số dấu ấn chu chuyển xương ở phụ nữ sau mãn kinh được bổ sung sữa đậu nành có tăng cường vitamin D và Canxi tại cộng đồng”, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y.
5. Kanis J.A. Assessment of Fracture Risk and Its Application to Screening for Postmenopausal Osteoporosis: Synopsis of a WHO Report. WHO Study Group. Osteoporos. Int. 1994;4:368–381. doi: 10.1007/BF01622200. [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
6. Saadeh R. et al. Osteoporosis among Postmenopausal Women in Jordan: A National Cross-Sectional Study. Int J Environ Res Public Health. 2022 Jul; 19(14): 8803.
7. Lưu Ngọc Giang (2019), “Nghiên cứu mật độ xương, kháng insulin và các yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ trên 45 tuổi thừa cân, béo phì”, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược Huế.
8. Hyassat D., Alyan T., Jaddou H., Ajlouni K.M. Prevalence and Risk Factors of Osteoporosis among Jordanian Postmenopausal Women Attending the National Center for Diabetes, Endocrinology and Genetics in Jordan. Biores. Open Access. 2017;6:85–93. doi: 10.1089/biores.2016.0045. [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar].