TỶ LỆ SA SÚT TRÍ TUỆ THEO THANG ĐIỂM MINI – COG Ở NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA NỘI A, BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN NĂM 2023

Lưu Thị Vân Trang1,, Nguyễn Thị Mai Thơ1, Vũ Thị Chinh1, Trịnh Xuân Nam2, Trần Bá Biên2, Nguyễn Xuân Anh3
1 Trường Đại học Y khoa Vinh
2 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
3 Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sa sút trí tuệ (SSTT) là sự phối hợp rối loạn tiến triển về trí nhớ và quá trình ý niệm hóa, ở mức độ gây tổn hại tới hoạt động sống hàng ngày. SSTT chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu, do đó các biện pháp dự phòng và phát hiện sớm bệnh SSTT được ưu tiên hàng đầu. Nghiên cứu này nhằm mô tả tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người bệnh tại khoa nội A – Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An năm 2023. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 290 người bệnh (≥60 tuổi). Thông tin được thu thập qua thang đo tầm soát SSTT Mini – Cog và bộ câu hỏi phỏng vấn soạn sẵn về giới tính, tuổi, chỉ số BMI, một số bệnh đồng mắc. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc SSTT ở người bệnh là 35,2%. Người bệnh là nam giới chiếm tỷ lệ 48,62% thấp hơn người bệnh là nữ giới chiếm 51,38%.  Độ tuổi người bệnh từ 70-79 tuổi chiếm phần lớn người bệnh đến khám tại khoa 46,3%. Chỉ số BMI bình thường chiếm phần lớn 70%, tiếp đến là bệnh nhân có chỉ số BMI ở mức gầy và thừa cân (béo phì) có tỷ lệ gần tương đương nhau 17-13%. Người bệnh có bệnh lý chiếm phần lớn đó là tăng huyết áp 67,6%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. UNFPA (2023), Già hóa dân số, , accessed: 02/14/2023.
2. Nghệ An có còn “cơ cấu dân số vàng” ? , accessed: 02/18/2023.
3. Nguyễn Thị Thanh Hương (2018). Nghiên cứu giá trị của thang điểm Mini-Cog trong tầm soát sa sút trí tuệ tại Bệnh viện lão khoa trung ương, Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Lee J., Ham M.J., Pyeon J.Y., et al. (2017). Factors Affecting Cognitive Impairment and Depression in the Elderly Who Live Alone: Cases in Daejeon Metropolitan City. Dement Neurocogn Disord, 16(1), 12–19.
5. Grober E., Hall C., Lipton R.B., et al. (2008). Primary Care Screen for Early Dementia: PRIMARY CARE SCREEN FOR EARLY DEMENTIA. Journal of the American Geriatrics Society, 56(2), 206–213.
6. Seitz D.P., Chan C.C., Newton H.T., et al. (2018). Mini-Cog for the diagnosis of Alzheimer’s disease dementia and other dementias within a primary care setting. Cochrane Database of Systematic Reviews.
7. Brunnström H. and Englund E. (2009). Clinicopathological Concordance in Dementia Diagnostics. The American Journal of Geriatric Psychiatry, 17(8), 664–670.
8. Lê Văn Ích (2017), Đánh giá nhận thức trên người cao tuổi bằng trắc nghiệm đánh giá nhận thức montreal ( MOCA) , Tạp chí y học Việt Nam, số 1 tháng 8, (tập 457).