ĐẶC ĐIỂM BIỂU LỘ THỤ THỂ CHỨC NĂNG CỦA TẾ BÀO NK TRƯỚC VÀ SAU NUÔI TĂNG SINH Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT VÀ PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT

Nguyễn Trọng Phúc1,, Phùng Thế Hải1, Nguyễn Hoàng Phương1, Nguyễn Ngọc Tuấn1, Hoàng Trung Kiên1, Lê Văn Đông1, Đỗ Khắc Đại1, Lê Việt2, Đỗ Anh Tuấn2
1 Học viện Quân Y
2 Bệnh viện K Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi biểu lộ các thụ thể hoạt hóa (NKG2D) và thụ thể ức chế (NKG2A) của tế bào NK ở bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt và phì đại lành tính trước và sau nuôi cấy tăng sinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên tổng số 20 bệnh nhân có độ tuổi từ 60 đến 70 tuổi, trong đó 14 bệnh nhân được chẩn đoán xác định mắc ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL), 6 bệnh nhân mắc phì đại lành tính tuyến tiền liệt (PĐTTL). Khối tế bào NK từ hai nhóm bệnh nhân được thu thập thông qua việc tách khối bạch cầu đơn nhân từ 12mL máu ngoại vi và trải qua bước tinh sạch bằng cột từ tính. Mức độ biểu lộ thụ thể NKG2A và NKG2D trên tế bào NK được đánh giá thông qua công cụ hệ thống đếm tế bào dòng chảy (flow cytometry) tại hai thời điểm: ngày bắt đầu nuôi cấy (D0) và ngày thứ 14 sau nuôi cấy tăng sinh (D14). Kết quả: Không có sự khác biệt về hai thụ thể NKG2A và NKG2D giữa hai nhóm UTTTL và PĐTTL tại thời điểm D0. Tại thời điểm D14, nhóm UTTTL cho thấy hệ số tăng giá trị trung vị cường độ tín hiệu huỳnh quang của hai thụ thể NKG2A và NKG2D (MFI-NKG2A và MFI-NKG2D) lần lượt là 1,92 và 2,37 lần so với trước nuôi cấy. Trong khi đó, nhóm PĐTTL cho thấy hệ số tăng của MFI-NKG2A và MFI-NKG2D lần lượt là 2,25 và 3,8 lần, cho thấy hệ số tăng MFI-NKG2D nhóm PĐTTL cao hơn nhóm UTTTL (p = 0,006). Kết luận: Quá trình nuôi cấy tăng sinh - hoạt hoá làm tăng cường biểu lộ thụ thể hoạt hoá và ức chế ở tế bào NK thuộc hai nhóm UTTTL và PĐTTL; tuy nhiên không có bất kỳ sự khác biệt về mức độ biểu lộ hai thụ thể kể trên tại thời điểm vừa phân lập khỏi cơ thể ở cả hai nhóm bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chester C, Fritsch K and Kohrt HE (2015). Natural Killer Cell Immunomodulation: Targeting Activating, Inhibitory, and Co-stimulatory Receptor Signaling for Cancer Immunotherapy. Front. Immunol. 6:601. doi: 10.3389/ fimmu.2015.00601.
2. Lanier LL. NKG2D receptor and its ligands in host defense. Cancer Immunol Res (2015) 3:575–82. doi:10.1158/2326-6066.CIR-15-0098
3. Groh V, Wu J, Yee C, Spies T. Tumour-derived soluble MIC ligands impair expression of NKG2D and T-cell activation. Nature. (2002) 419:734–8. doi:10.1038/nature01112
4. Kazuhiro Nagai et al (2020). Highly Activated Ex Vivo-expanded Natural Killer Cells in Patients With Solid Tumors in a Phase I/IIa Clinical Study. ANTICANCER RESEARCH 40: 5687-5700.
5. Meckawy GR, Mohamed AM, Zaki WK, Khattab MA, Amin MM, ElDeeb MA, El-Najjar MR, Safwat NA. Natural killer NKG2A and NKG2D in patients with colorectal cancer. J Gastrointest Oncol. 2019 Apr;10(2):218-225. doi: 10.21037/jgo.2018.12.13. PMID: 31032088; PMCID: PMC6465484.
6. Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyến (Ban hành kèm theo Quyết định số 3130/QĐ-
7. Bộ Y tếngày 17 tháng 07 năm 2020).