GIÁ TRỊ THANG ĐIỂM T-SCORE TRONG TIÊN LƯỢNG BỆNH NHÂN XƠ GAN CÓ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO VỠ GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN

Phan Thị Kim Tuyến1, Võ Anh Hổ1, Nguyễn Thanh Liêm1,
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị thang điểm T-score trong tiên lượng xuất huyết tái phát sớm và tử vong ở bệnh nhân xơ gan có xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 148 bệnh nhân xơ gan có xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản nhập viện điều trị tại bệnh viện Đa Khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 08/2022 đến tháng 05/2023. Kết quả: Trong 148 bệnh nhân nhập viện điều trị, 115 bệnh nhân cần truyền máu chiếm 77.7%, có 36 bệnh nhân tái xuất huyết chiếm 24.3%, có 10 bệnh nhân tử vong chiếm 6.8%, thang điểm T-score trung bình là 8.44 ± 1.56, diên tích dưới đường cong (AUROC) trong tiên lượng nhu cầu truyền máu là 0.87, xuất huyết tái phát sớm là 0.68 và tiên lượng tử vong là 0.725. Kết luận: Thang điểm T-score có giá trị trong việc tiên lượng nhu cầu truyền máu, tiên lượng tái xuất huyết và tử vong ở bệnh nhân xơ gan có biến chứng xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Hữu Việt Anh, Nguyễn Anh Tuấn (2022), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xử trí xuất huyết tiêu hóa do giãn tĩnh mạch dạ dày tại bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí y học Việt Nam, tập 520(1B), tr.282-286.
2. Phạm Văn Thành, Dương Quang Huy, Đào Đức Tiến (2021), "Nghiên cứu giá trị của thang điểm T-score trong tiên lượng xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày-tá tràng", Tạp chí Y-Dược học Quân Sự, tập 5, tr.109-115.
3. Nguyễn Công Long, Lê Hương Thảo (2022), “Kết quả điều trị xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch phình vị bằng kỹ thuật PARTO, Tạp chí y học Việt Nam, tập 511 (1), tr.46-49.
4. Nguyễn Văn Thủy (2014), Nghiên cứu áp dụng thang điểm thang điểm AIMS65 trong tiên lượng xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, luận văn Thạc Sỹ, Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Anh Tuấn, Vủ Tưởng Lân (2022), “Nghiên cứu thang điểm AIMS65 trong tiên lượng bệnh nhân xơ gan có xuất huyết do giãn vỡ tĩnh mạch dạ dày”, Tạp chí y học Việt Nam, tập 529(1), tr.94-97.
6. Garbuzenko D. V., Arefyev N. O. (2020), "Primary prevention of bleeding from esophageal varices in patients with liver cirrhosis: An update and review of the literature", J Evid Based Med. 13(4), pp.313-324.
7. Pfisterer N., Unger L. W., Reiberger T. (2021), "Clinical algorithms for the prevention of variceal bleeding and rebleeding in patients with liver cirrhosis", World J Hepatol. 13(7), pp.731-746.
8. Tamaro L, Buda A., Di Paolo M.C., et al (2014). A simplified clinical risk score predicts the need for early endoscopy in non-variceal upper gastrointestinal bleeding. Dig liver Dis, 46(9): 783-787.