THIẾT LẬP QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GÂY ĐỘC DÒNG TẾ BÀO UNG THƯ CỦA TẾ BÀO GIẾT TỰ NHIÊN (NK) SAU NUÔI CẤY TĂNG SINH

Nguyễn Trọng Phúc1,, Phùng Thế Hải1, Nguyễn Hoàng Phương1, Nguyễn Ngọc Tuấn1, Hoàng Trung Kiên1, Ngô Thu Hằng1, Cấn Văn Mão1, Nguyễn Lĩnh Toàn1, Lê Văn Đông1, Đỗ Khắc Đại1, Đỗ Anh Tuấn2
1 Học viện Quân Y
2 Bệnh viện K Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mục đích thiết lập quy trình đánh giá khả năng gây độc tế bào dòng ung thư của tế bào NK sau khi đã được hoạt hoá và tăng sinh in vitro dựa trên công cụ đánh giá là hệ thống đếm tế bào dòng chảy (flow cytometry). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hai khối tế bào NK: (1) tế bào NK máu ngoại vi phân lập từ người hiến (bệnh nhân được chẩn đoán xác định mắc ung thư tuyến tiền liệt tại bệnh viện K trung ương - cơ sở Tân Triều) tại thời điểm trước khi nuôi cấy tăng sinh (ngày đầu tiên - D0; NK-D0) và (2) tế bào NK tại thời điểm sau khi nuôi tăng sinh bằng bộ kít nuôi tăng sinh hoạt hoá tế bào NK (kít KBM) trong 14 ngày (Ngày thứ 14 - D14; NK-D14) được sản xuất; 2 nhóm tế bào NK này được tiến hành đồng nuôi cấy với tế bào dòng ung thư tuyến tiền liệt (PC3) theo tỉ lệ 5:1 (NK:PC3) trong vòng 6h để đánh giá năng lực hai khối tế bào NK này. Dựa vào tỉ lệ tế bào PC3 sống sót sau khi đồng nuôi cấy được đánh giá bằng kỹ thuật tế bào dòng chảy, xác định được tỉ lệ PC3 bị ly giải bởi tế bào NK. Kết quả: Dựa trên quy trình được thiết lập, chúng tôi nhận thấy tế bào NK sau nuôi cấy tăng sinh bộc lộ khả năng giết tế bào dòng ung thư mạnh mẽ hơn so với tế bào NK vừa phân lập từ máu ngoại vi. Kết luận: Chúng tôi thiết lập thành công quy trình đánh giá năng lực giết tế bào ung thư của tế bào NK sau khi nuôi tăng sinh và hoạt hoá. Quy trình này là tiền đề phục vụ cho các nghiên cứu ứng dụng lâm sàng đánh giá năng lực tế bào miễn dịch sau nuôi cấy.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

C.W. Buller, S.O. Mathew, (2022). NK Cell Isolation and Cytotoxicity by Radioactive Chromium Release Assay and DELFIA-EuTDA Cytotoxicity Assay. In: Shimasaki, N. (eds) Natural Killer (NK) Cells. Methods in Molecular Biology, vol 2463. Humana, New York, NY. https://doi.org/10.1007/978-1-0716-2160-8_16
2. S. Paul, G. Lal. The Molecular Mechanism of Natural Killer Cells Function and Its Importance in Cancer Immunotherapy. Front Immunol. 2017 Sep 13;8:1124. doi: 10.3389/fimmu.2017.01124. PMID: 28955340; PMCID: PMC5601256.
3. C.Y. Su, G.C. Huang, Y.C. Chang, Y.J. Chen, H.W. Fang. Analyzing the Expression of Biomarkers in Prostate Cancer Cell Lines. In Vivo. 2021 May-Jun;35(3):1545-1548. doi: 10.21873/invivo.12408.
4. C. Pasero, G. Gravis, M. Guerin, S. Granjeaud, J. Thomassin-Piana, P. Rocchi, M. Paciencia-Gros, F. Poizat, M. Bentobji, F. Azario-Cheillan, J. Walz, N. Salem, S. Brunelle, A. Moretta, D. Olive. Inherent and Tumor-Driven Immune Tolerance in the Prostate Microenvironment Impairs Natural Killer Cell Antitumor Activity. Cancer Res. 2016 Apr 15; 76(8):2153-65. doi: 10.1158/0008-5472.CAN-15-1965.
5. F. Wang, X. Dong, J. Wang, F. Yang, D. Liu, J. Ma, S. Liu, D. Chang, N. Xing. Allogeneic Expanded Human Peripheral NK Cells Control Prostate Cancer Growth in a Preclinical Mouse Model of Castration-Resistant Prostate Cancer. J Immunol Res. 2022 Apr 11;2022:1786395. doi: 10.1155/2022/1786395.
6. S.P. Hood, G.A. Foulds, H. Imrie, S. Reeder, S.E.B. McArdle, M. Khan, A.G. Pockley. Phenotype and Function of Activated Natural Killer Cells From Patients With Prostate Cancer: Patient-Dependent Responses to Priming and IL-2 Activation. Front Immunol. 2019 Jan 25;9:3169. doi: 10.3389/fimmu.2018.03169.
7. T. Mosmann, 1983. Rapid colorimetric assay for cellular growth and survival: Application to proliferation and cytotoxicity assays. Journal of Immunological Methods. 65: 55-63.