PHÂN TÍCH KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ VỀ BÁO CÁO PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM 2020

Thị Lan Anh Trần 1,, Lê Vương Đại Trần 2, Phương Thảo Vũ 1, Ngân Hà Trần 1, Thị Ngọc Thực Bùi 2, Thu Minh Nguyễn 2, Quỳnh Hoa Nguyễn 2, Hoàng Anh Nguyễn 1,2, Nhân Thắng Trần 2
1 Trường Đại học Dược Hà Nội
2 Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện tại 3 bệnh viện đa khoa ở những vùng địa lý khác nhau với cơ cấu tổ chức và triển khai hoạt động Cảnh giác Dược ở các mức độ khác nhau nhằm phân tích thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của NVYT về hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thu thập thông tin kiến thức, thái độ và thực hành của NVYT về báo cáo ADR thông qua phỏng vấn bằng bộ câu hỏi, được thu thập từ tháng 10 đến tháng 11 năn 2020. Kết quả: Hầu hết nhân viên y tế đều có kiến thức đầy đủ về ADR và cơi hoạt động báo cáo ADR là một trong những hoạt động chuyên môn quan trọng. Mặc dù có 73,48% NVYT đã từng gặp ADR song chỉ có 49,08% NVYT đã từng báo cáo ADR. Hơn 40% số NVYT khảo sát không biết báo cáo và không báo cáo các phản ứng nhẹ. Kết luận: Phần lớn các NVYT có thái độ và kiến thức tốt về báo cáo ADR song tỷ lệ báo cáo vẫn còn thấp. Đào tạo tập huấn về ADR và  kết hợp nhiều hình thức báo cáo là giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động boá cáo ADR.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2013), Quyết định 1088/QĐ-BYT ngày 4 tháng 4 năm 2013, ban hành hướng dẫn hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
2. Bộ Y tế (2015) , Hướng dẫn quốc gia về Cảnh giác Dược , Nhà xuất bản Thanh Niên .
3. WHO (2003) , WHO Toxicity Grading scale for determining the severity of adverse events
4. Trung tâm DI & ADR Quốc gia TỔNG KẾT CÔNG TÁC BÁO CÁO ADR NĂM 2019
5. Trần Thị Lan Anh, Trần Ngân Hà và CS (2015) “Khảo sát kiến thức và thực hành của cán bộ y tế về báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại 3 bệnh viện tuyến tỉnh”, Tạp chí Dược học, 55 (6 ), tr. 6-11
6. Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Phương Chi và CS (2016) “Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của cán bộ y tế về báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại mười bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh”, Tạp chí Dược học số 7, tr.2-5.
7. Asmatanzeem Bepari, et al (2020) “The comparative evaluation of knowledge, attitude, and practice of different health-care professionals about the pharmacovigilance system of India”, Saudi Pharmaceutical Journal.
8. Santosh KC et al, “Attitudes among healthcare professionals to the reporting of adverse drug reactions in Nepal”, BMC Pharmacology and Toxicology, 5, 2013, pages 14.