KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO SÁNG BUỒNG TRỨNG BẰNG PHÁC ĐỒ PACLITAXEL-CARBOPLATIN

Phạm Văn Quân1,, Nguyễn Tiến Quang2, Nguyễn Thị Thu Hường1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện K Tân Triều

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào sáng buồng trứng được điều trị bằng phác đồ paclitaxel-carboplatin, thời gian sống thêm bệnh không tiến triển của nhóm bệnh nhân nghiên cứu và đánh giá độc tính của phác đồ. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh, đối tượng nghiên cứu là 53 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào sáng buồng trứng được điều trị bằng phác đồ paclitaxel-carboplatin tại bệnh viện K từ tháng 1/2015 đến tháng 1/2023. Kết quả: Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 53,2 ± 1,45 tuổi, triệu chứng cơ năng thường gặp nhất là căng tức hạ vị (77,4%), triệu chứng thực thể thường gặp nhất là sờ thấy u qua thành bụng (81,1%). Trên siêu âm, các dấu hiệu gợi ý ác tính hay gặp là vách không đều (45,3%), nụ sùi trong u (34,0%), dịch ổ bụng (32,1%). 14,6% bệnh nhân có nồng độ CA 125 huyết thanh và 23,5% có nồng độ HE4 huyết thanh tại thời điểm chẩn đoán ở mức bình thường. Phân loại giai đoạn bệnh theo FIGO, bệnh nhân ở giai đoạn II chiếm tỷ lệ lớn nhất (41,5%), thấp nhất là giai đoạn I (15,1%), giai đoạn III và IV còn chiếm tỷ lệ cao (lần lượt 22,6% và 20,8%). Tỷ lệ sống thêm bệnh không tiến triển (PFS) 3 năm là 64,2%. Tỷ lệ PFS 3 năm giảm dần theo giai đoạn bệnh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,000), các yếu tố tuổi, kích thước u trên siêu âm, nồng độ CA 125 huyết thanh, nồng độ HE4 huyết thanh không có sự khác biệt. Các tác dụng không mong muốn thường gặp là hạ bạch cầu, thiếu máu, hạ tiểu cầu, tuy nhiên thường chỉ gặp ở độ 1-2. Độc tính độ 3-4 hay gặp nhất là hạ bạch cầu đa nhân trung tính (22,7%). Kết luận: Điều trị hóa chất phác đồ paclitaxel-carboplatin có hiệu quả và dung nạp tốt trên bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào sáng buồng trứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lee, M. X., Tan, D. S. "Weekly versus 3-weekly paclitaxel in combination with carboplatin in advanced ovarian cancer: which is the optimal adjuvant chemotherapy regimen?", J Gynecol Oncol. 2018, 29(6), e96.
2. Pozzati, F. et al. "Imaging in gynecological disease (14): clinical and ultrasound characteristics of ovarian clear cell carcinoma", Ultrasound Obstet Gynecol. 2018,52(6), 792-800.
3. Shuqing, L., Zhiling, Z. "Patients with stage IA ovarian clear cell carcinoma do not require chemotherapy following surgery", Cancer Med. 2023, 12(6), 6668-6674.
4. Sirichaisutdhikorn, D., Suprasert, P. và Khunamornpong, S. "Clinical outcome of the ovarian clear cell carcinoma compared to other epithelial ovarian cancers when treated with paclitaxel and carboplatin", Asian Pac J Cancer Prev. 2009,10(6), 1041-5.
5. Sun, M., Jiang, W. "Ovarian clear cell carcinoma with or without endometriosis origin in a single institution cohort", Discov Oncol. 2023, 14(1), 39.
6. Sung, H. et al. "Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries", CA Cancer J Clin. 2021,71(3), 209-249.
7. Zhou, L. et al. "Ovarian endometrioid carcinoma and clear cell carcinoma: A 21-year retrospective study", J Ovarian Res. 2021,14(1), 63.
8. Zhu, C. và các cộng sự. "Updates of Pathogenesis, Diagnostic and Therapeutic Perspectives for Ovarian Clear Cell Carcinoma", J Cancer. 2021,12(8), 2295-2316.