NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ DOPAMIN CÙNG CÁC CHẤT CHUYỂN HÓA CỦA DOPAMIN TRONG DỊCH NÃO TỦY VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ BIỂU HIỆN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH PARKINSON

Đức Thuận Nguyễn 1,, Đình Sơn Nhữ 1, Hữu Quang Nguyễn 2, Văn Quân Lê 1, Thị Dung Hoàng 1, Văn Quỳnh Trịnh 1
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Trường đại học Buôn Ma Thuột

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nồng độ dopamin cùng các chất chuyển hóa của dopamin (DOPAC) trong dịch não tủy và mối liên quan với một số biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân mắc bệnh Parkinson. Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu, mô tả cắt ngang có so sánh với nhóm chứng. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện. Xét nghiệm định lượng nồng độ dopamin, DOPAC dịch não tủy cho cả nhóm bệnh và nhóm chứng. Kết quả: Nồng độ dopamin dịch não tủy ở nhóm chứng giá trị trung bình là 31,85 ± 12,56 pg/ml trong khi ở nhóm bệnh nhân Parkinson là 20,10 ± 3,52 pg/ml. Nồng độ DOPAC dịch não tủy ở nhóm chứng giá trị trung bình là 7,03 ± 4,14 ng/ml trong khi ở bệnh nhóm bệnh nhân Parkinson là 3,75 ± 3,00 pg/ml. Nồng độ dopamin, DOPAC dịch não tủy giảm dần từ giai đoạn bệnh 1 đến giai đoạn 4,5. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Nồng độ dopamin, DOPAC dịch não tủy giảm dần từ mức độ bệnh nhẹ đến mức độ nặng và rất nặng. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Nồng độ dopamin, DOPAC dịch não tủy giảm dần từ không bị trầm cảm đến trầm cảm mức độ nhẹ, vừa và nặng. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Có sự tương quan nghịch có nghĩa thống kê giữa nồng độ dopamin dịch não tủy với thời gian mắc bệnh (R = -0,764, p< 0,001). Có sự tương quan nghịch có nghĩa thống kê giữa nồng độ DOPAC dịch não tủy với thời gian mắc bệnh (R = -0,690, p< 0,001). Kết luận: Nghiên cứu chúng tôi cho thấy có sự giảm đáng kể nồng độ dopamin, DOPAC dịch não tủy ở bệnh nhân Parkinson so với nhóm chứng, mức độ bệnh càng nặng, giai đoạn bệnh càng tăng thì nồng độ dopamin, DOPAC dịch não tủy càng giảm. Có Có sự tương quan nghịch có nghĩa thống kê giữa nồng độ dopamine, DOPAC dịch não tủy với thời gian mắc bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1.Huquilin-Arista, Alvarez-Avellon F.T, Menendez-Gonzalez M. Prevalence of Depression and Anxiety in Parkinson Disease and Impact on Quality of Life: A Community-Based Study in Spain, J Geriatr Psychiatry Neurol. 2019. p.1-7.
2. Fahn S., Sulzer D. Neurodegeneration and neuroprotection in Parkinson disease. NeuroRx. 2004;1(1):139–154.
3. El-Agnaf O.M.A, Salem S.A, Paleologou K.E, et al. Detection of oligomeric forms of (-synuclein protein in human plasma as a potential biomarker for Parkinson’s disease. FASEB J. 2006; 20: 419–425.
4. Fearnley J.M, Lees A.J. Ageing and Parkinson's disease: substantia nigra regional selectivity. Brain. 1991; 114:2283–2301.
5. Bisaglia M., Filograna R., Beltramini M., et al. Are dopamin derivatives implicated in the pathogenesis of Parkinson’s disease? Ageing Research Reviews. 2014; 13:107-114.
6. Hoàng Thị Dung (2014), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và định lượng nồng độ Dopamin huyết tương ở bệnh nhân Parkinson, Luận văn thạc sỹ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội.
7. Nguyễn Đức Thuận, Lê Văn Quân, và Nhữ Đình Sơn (2020). Thay đổi nồng độ Dopamin huyết tương trên bệnh nhân Parkinson. Tạp chí Y dược học quân sự, 2, 116–121.
8. Eldrup E., Mogensen P., Jacobsen J., et al. CSF and Plasma Concentrations of Free Norepinephrine, Dopamin, 3,4-dihydroxyphenylacetic Acid (DOPAC), 3,4-dihydroxyphenylalanine (DOPA), and Epinephrine in Parkinson's Disease. Acta Neurol Scand. 1995; 92(2):116-21.
9. Goldstein S., Holmes C., Sharabi Y. Cerebrospinal fluid biomarkers of central catecholamine deficiency in Parkinson’s disease and other synucleinopathies. Brain, 2012; 135(6): 1900–1913.
10. Functional and Streotactic Neurology Staging of Parkinson’s Disease. MGH Neurosugical Service 1999.