ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NUÔI DƯỠNG ĐƯỜNG TIÊU HÓA SỚM BẰNG CUNG CẤP 50% NHU CẦU NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀY ĐẦU VÀ ĐẠT 100% NHU CẦU NĂNG LƯỢNG TỪ NGÀY THỨ 4 Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG TẠI KHOA NỘI - HỒI SỨC THẦN KINH BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC

Đồng Ngọc Minh1,, Nguyễn Hải Hà Trang2, Vũ Trí Hiếu2, Kiều Xuân Việt2
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục đích đánh giá kết quả nuôi dưỡng đường tiêu hóa sớm bằng cung cấp 50% nhu cầu năng lượng trong ngày đầu ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Đây là nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, thực hiện trên 60 bệnh nhân chấn thương sọ não tại khoa Nội - Hồi sức thần kinh bệnh viện Việt Đức. Kết quả nghiên cứu cho thấy 33 bệnh nhân được nuôi dưỡng đường tiêu hóa sớm bằng cung cấp 50% nhu cầu năng lượng trong ngày đầu và đạt 100% nhu cầu năng lượng từ ngày thứ 4 ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng có chỉ số dinh dưỡng và chỉ số miễn dịch tăng sau khi chăm sóc 12 ngày. Kết quả này tương tự với kết quả của nhóm cung cấp 80% nhu cầu năng lượng trong ngày đầu và đạt 100% nhu cầu năng lượng từ ngày thứ 2. Như vậy, những bệnh nhân chấn thương sọ não nặng, có thể chỉ cần cung cấp 50% nhu cầu năng lượng trong ngày đầu và đạt 100% nhu cầu năng lượng từ ngày thứ 4.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Heyland DK, MacDonald S, Keefe L, Drover JW. Total parenteral nutrition in the critically ill patient: a meta-analysis. In: Database of Abstracts of Reviews of Effects (DARE): Quality-Assessed Reviews [Internet]. Centre for Reviews and Dissemination (UK); 1998. Accessed August 1, 2023. https://www. ncbi.nlm.nih.gov/ books/ NBK67346/
2. Heidegger CP, Berger MM, Graf S, et al. Optimisation of energy provision with supplemental parenteral nutrition in critically ill patients: a randomised controlled clinical trial. The Lancet. 2013;381(9864):385-393. doi: 10.1016/ S0140-6736 (12)61351-8
3. Harris JA, Benedict FG. A Biometric Study of Human Basal Metabolism. Proc Natl Acad Sci U S A. 1918;4(12):370-373.
4. Boosalis MG, Ott L, Levine AS, et al. Relationship of visceral proteins to nutritional status in chronic and acute stress. Crit Care Med. 1989;17(8): 741-747. doi: 10.1097/ 00003246-198908000- 00004
5. Lee R, Nieman D. Nutritional Assessment. 6th edition. McGraw Hill; 2012.
6. Moore FA, Moore EE. Early Postinjury Enteral Nutrition: Does it make a Difference? In: Vincent JL, ed. Yearbook of Intensive Care and Emergency Medicine. Yearbook of Intensive Care and Emergency Medicine. Springer; 1996:250-259. doi:10.1007/978-3-642-80053-5_22
7. Akar-Ghibril N. Defects of the Innate Immune System and Related Immune Deficiencies. Clin Rev Allergy Immunol. 2022; 63(1): 36-54. doi: 10.1007/ s12016-021-08885-y
8. Huang YC, Yen CE, Cheng CH, Jih KS, Kan MN. Nutritional status of mechanically ventilated critically ill patients: comparison of different types of nutritional support. Clin Nutr Edinb Scotl. 2000;19(2):101-107. doi:10.1054/clnu.1999.0077