KẾT QUẢ SỬ DỤNG SURFACTANT LIỀU CAO TRONG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP CẤP Ở TRẺ ĐẺ NON TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Mangnomek Khamkhanxay1, Nguyễn Thị Quỳnh Nga1,
1 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đánh giá kết quả sử dụng surfactant (alfa poractant) liều cao trong điều trị hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Nhi trung ương từ tháng 1 năm 2020 đến 12 năm 2022. Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh tiến hành trên 133 trẻ đẻ non sử dụng surfactant (alpha poractant) liều 100 - 200mg/kg. Kết quả: 45 trẻ sử dụng liều thấp (33,8%) và có 88 trẻ sử dụng liều cao (66,2%). Không có sự khác biệt giữa hai nhóm trong cân nặng lúc sinh, sử dụng corticoid trước sinh, giới tính, thời điểm sử dụng surfactant ban đầu. Nhóm sử dụng liều cao có tỷ lệ sử dụng surfactant lần 2 ít hơn, biến chứng xuất huyết phổi và tràn khí màng phổi ít hơn, tỷ lệ tử vong sớm ≤72h ít hơn, thay đổi X quang ≥2 bậc lúc 6h sau dùng surfactant nhiều hơn so với nhóm sử dụng liều thấp với p<0,05. Diễn biến các chỉ số oxy, thông số máy thở, khí máu thấy nhóm sử dụng liều cao cải thiện rõ rệt sau 6 giờ sử dụng. Kết luận: Sử dụng surfactant liều cao giảm được thông số máy thở, giảm nhu cầu oxy và cải thiện khí máu, giảm được các biến chứng sớm và tử vong sớm tốt hơn liều thấp

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mason RJ, Voelker DR. Regulatory mechanisms of surfactant secretion. Biochim Biophys Acta. 1998;1408(2-3):226-240. doi:10.1016/s0925-4439(98)00070-2.
2. Blencowe H, Cousens S, Oestergaard MZ, et al. National, regional, and worldwide estimates of preterm birth rates in the year 2010 with time trends since 1990 for selected countries: a systematic analysis and implications. Lancet Lond Engl. 2012; 379 (9832): 2162-2172. doi: 10.1016/ S0140-6736 (12) 60820-4.
3. Halliday HL. Surfactants: past, present and future. J Perinatol.2008;28(suppl 1):S47‐S56.
4. Ramanathan R, Rasmussen MR, Gerstmann DR, Finer N, Sekar K. A randomized, multicenter masked comparison trial of poractant alfa (Curosurf) versus beractant (Survanta) in the treatment of respiratory distress syndrome in preterm infants. Am J Perinatol. 2004; 21(3): 109‐119.
5. Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Bài giảng “Hội chứng suy hấp cấp ở trẻ sơ sinh”, Sách bài giảng nhi khoa Đại học Y Hà nội năm 2020, tập 1, trang 104-118.
6. Sweet DG, Carnielli V, Greisen G, et al. European Consensus Guidelines on the Management of Respiratory Distress Syndrome - 2016 Update. Neonatology. 2017; 111(2):107-125. doi: 10.1159/ 000448985.
7. Królak-Olejnik B, Hożejowski R, Szczapa T. Dose Effect of Poractant Alfa in Neonatal RDS: Analysis of Combined Data from Three Prospective Studies. Frontiers in Pediatrics. 2020;8. Accessed June 28, 2023. https://www. frontiersin.org/ articles/10.3389/ fped.2020.603 716.
8. Lanciotti L, Correani A, Pasqualini M, et al. Respiratory distress syndrome in preterm infants of less than 32 weeks: What difference does giving 100 or 200 mg/kg of exogenous surfactant make? Pediatr Pulmonol. 2022;57(9):2067-2073. doi:10.1002/ppul.25979.