KHẢO SÁT VIỆC ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG TRÊN BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI TỪ 10/2022 ĐẾN 06/2023

Đoàn Nguyễn Trà My1,, Vũ Văn Giáp1, Nguyễn Huỳnh Phương Anh1, Đỗ VănThành2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố nguy cơ, đặc điểm tác nhân gây bệnh và tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng nội trú tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành từ 10/2022 đến 06/2023 trên 83 bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi mắc phải cộng đồng tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai. Dữ liệu được thu thập và phân tích từ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân. Kết quả: Tuổi trung bình là 63,1±1,8. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ ở các nhóm tuổi. Bệnh lý đồng mắc thường gặp nhất là đái tháo đường (27,7%) và bệnh phổi mạn tính (24,1%). Tỷ lệ phân lập được vi khuẩn tương đối thấp (8,4%), chủ yếu là Klebsiella pneumoniae. Lựa chọn phối hợp 2 loại kháng sinh ngay từ đầu là phác đồ phổ biến nhất (51,8%), với 2 loại kháng sinh được chỉ định nhiều nhất là Ceftazidime (42,2%) và Levofloxacin (27,7%). Có 96,4% bệnh nhân điều trị thành công. Kết luận: Các kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ xét nghiệm vi sinh còn thấp và việc lựa chọn kháng sinh cần xét đến cả các yếu tố nguy cơ, bệnh lý đồng mắc, cũng như tuân thủ phác đồ điều trị viêm phổi cộng đồng trong thực hành lâm sàng, tránh việc lạm dụng các kháng sinh phổ rộng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. The top 10 causes of death. Geneva: World Health Organization, 2013
2. Mandell, Lionel A., Richard G. Wunderink, Antonio Anzueto, et al. “Infectious Diseases Society of America/American Thoracic Society Consensus Guidelines on the Management of Community-Acquired Pneumonia in Adults.” Clinical Infectious Diseases: An Official Publication of the Infectious Diseases Society of America 44 Suppl 2 (March 1, 2007): S27-72.
3. Bộ Y tế (2015) Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. Quyết định số 708/QĐ-BYT.
4. H. T. Trinh, P. H. Hoang, M. Cardona-Morrell và cộng sự (2015), Antibiotic therapy for inpatients with community-acquired pneumonia in a developing country, Pharmacoepidemiol Drug Saf, 24 (2), 129-136.
5. Ramirez, Julio A., Timothy L. Wiemken, Paula Peyrani, et al. “Adults Hospitalized With Pneumonia in the United States: Incidence, Epidemiology, and Mortality.” Clinical Infectious Diseases: An Official Publication of the Infectious Diseases Society of America 65, no. 11 (November 13, 2017): 1806–12.
6. Ghia, Canna Jagdish, and Gautam Sudhakar Rambhad. “Systematic Review and Meta-Analysis of Comorbidities and Associated Risk Factors in Indian Patients of Community-Acquired Pneumonia.” SAGE Open Medicine 10 (January 2022).
7. Torres, Antoni, Willy E Peetermans, Giovanni Viegi, and Francesco Blasi. “Risk Factors for Community-Acquired Pneumonia in Adults in Europe: A Literature Review.” Thorax 68, no. 11 (November 2013): 1057–65.
8. Phạm Hùng Vân, Nguyễn Văn Thành và Trần Văn Ngọc (2017) Tác nhân vi sinh gây viêm phổi cộng đồng phải nhập viện. Kết quả nghiên cứu REAL 2016- 2017. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 51-63.
9. Metlay, Joshua P., Grant W. Waterer, et al. “Diagnosis and Treatment of Adults with Community-Acquired Pneumonia. An Official Clinical Practice Guideline of the American Thoracic Society and Infectious Diseases Society of America.” American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine 200, no. 7 (October 1, 2019).
10. Trần Văn Ngọc (2004) Đánh giá hiệu quả điều trị kháng sinh viêm phổi mắc phải trong cộng đồng. Y Học Thành phố Hồ Chí Minh 8(1), tr. 22-27.