MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG BẰNG PHẪU THUẬT MỞ NẮP SỌ GIẢM ÁP TẠI TRUNG TÂM PHẪU THUẬT THẦN KINH BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Vũ Trí Hiếu1, Kiều Xuân Việt1, Nguyễn Hải Hà Trang2, Đồng Ngọc Minh2,
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị chấn thương sọ não nặng bằng phẫu thuật mở nắp sọ giảm áp. Đây là nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, thực hiện trên 45 bệnh nhân chấn thương sọ não nặng tại Trung tâm Phẫu thuật thần kinh Bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Kết quả nghiên cứu cho thấy: có mối liên quan giữa phản xạ đồng tử với ánh sáng với kết quả điều trị. Nếu đồng tử 1 bên giãn, mất phản xạ thì kết quả điều trị xấu gấp 9,38 lần so với đồng tử 2 bên không giãn, có phản xạ, có ý nghĩa thống kê với 95%CI: 1,64 – 53,62. Có mối liên quan giữa mức độ đè đẩy đường giữa với kết quả điều trị. Nếu mức độ đè đẩy đường giữa trên 5 mm thì kết quả điều trị xấu gấp 4,94 lần so mức độ đè đẩy đường giữa từ 5 mm trở xuống, có ý nghĩa thống kê với 95%CI: 1.04 - 25.88. Có mối liên quan giữa mức độ chèn ép bể đáy với kết quả điều trị. Nếu xóa bể đáy thì quả điều trị xấu gấp 7,778 lần so với bể đáy bình thường, có ý nghĩa thống kê với 95%CI: 1,17 – 51,92. Các yếu tố mức chảy máu màng nhện và áp lực nội sọ chưa thấy có liên quan đến kết quả điều trị sau 3 tháng (p > 0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đồng Văn Hệ, Nguyễn Thị Vân Bình. Đánh giá kết quả xa sau điều trị chấn thương sọ não nặng. Y Học Thực Hành. 2009;669:49-54.
2. Sahuquillo J, Dennis JA. Decompressive craniectomy for the treatment of high intracranial pressure in closed traumatic brain injury. Cochrane Database Syst Rev. 2019;12(12): CD003983.doi:10.1002/14651858.CD003983.pub3
3. Hoàng Chí Thành. Nghiên cứu ứng dụng mở nắp sọ giảm áp trong phẫu thuật máu tụ nội sọ cấp tính do CTSN. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học. Đại học Y Hà Nội; 2002.
4. Huang YH, Lee TC, Lee TH, Liao CC, Sheehan J, Kwan AL. Thirty-day mortality in traumatically brain-injured patients undergoing decompressive craniectomy. J Neurosurg. 2013;118(6):1329-1335. doi:10.3171/2013.1.JNS121775
5. Kim JJ, Gean AD. Imaging for the diagnosis and management of traumatic brain injury. Neurother J Am Soc Exp Neurother. 2011;8(1):39-53. doi:10.1007/s13311-010-0003-3
6. De Bonis P, Pompucci A, Mangiola A, et al. Decompressive craniectomy for elderly patients with traumatic brain injury: it’s probably not worth the while. J Neurotrauma. 2011;28(10):2043-2048. doi:10.1089/neu.2011.1889
7. Marmarou A, Lu J, Butcher I, et al. Prognostic value of the Glasgow Coma Scale and pupil reactivity in traumatic brain injury assessed pre-hospital and on enrollment: an IMPACT analysis. J Neurotrauma. 2007;24(2):270-280. doi:10.1089/ neu.2006.0029
8. Lemcke J, Ahmadi S, Meier U. Outcome of patients with severe head injury after decompressive craniectomy. Acta Neurochir Suppl. 2010;106:231-233. doi:10.1007/978-3-211-98811-4_43
9. Marmarou A, Anderson RL, Ward JD, et al. Impact of ICP instability and hypotension on outcome in patients with severe head trauma. J Neurosurg. 1991; 75(Supplement):S59-S66. doi:10.3171/ sup.1991.75.1s.0s59