TỶ LỆ MẮC BỆNH HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở CÁN BỘ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ SỨC KHỎE TỈNH CÀ MAU

Dương Quang Trường1, Nguyễn Hồng Hà2, Huỳnh Hiếu Tâm2,
1 Bệnh viện Đa khoa Cà Mau
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nghiên cứu đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở đối tượng cán bộ nhằm phòng chống một số bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hóa, từ đó đưa ra giải pháp và kiến nghị phù hợp và hiệu quả trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, đặc điểm hội chứng chuyển hóa và khảo sát một số yếu tố liên quan hội chứng chuyển hóa ở cán bộ thuộc diện quản lý sức khỏe tỉnh Cà Mau năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang và can thiệp không nhóm đối chứng trên 370 cán bộ quản lý sức khỏe tại Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Ủy Cà Mau. Kết quả: Tỷ lệ mắc Hội chứng chuyển hóa là 79,5% trong đó tỷ lệ béo bụng là 57,3%, tăng Triglycerid là 63,2%, giảm HDL – Cholesterol là 71,1%, tăng huyết áp là 75,7%, tăng đường máu lúc đói là 83,2%. Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa có mối liên quan đến gia đình có người thân mắc đái tháo đường, gia đình mắc tăng huyết áp, gia đình bị rối loạn mỡ máu, đặc thù công việc hàng ngày, thói quen hút thuốc lá, thói quen ăn đồ chiên. Kết luận: Tỷ lệ mắc Hội chứng chuyển hóa là 79,5%; tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa có liên quan đến gia đình có người thân mắc đái tháo đường, gia đình mắc tăng huyết áp, gia đình bị rối loạn mỡ máu, đặc thù công việc hàng ngày, thói quen hút thuốc lá, thói quen ăn đồ chiên của đối tượng nghiên cứu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Vương Hữu Tiến (2018), Nghiên cứu tình hình hội chứng chuyển hóa, một số yếu tố liên quan và đánh giá kết quả sau can thiệp điều trị ở cán bộ thuộc diện tỉnh ủy Cà Mau quản lý năm 2017 - 2018, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Bùi Văn Chín (2019), Nghiên cứu tình hình hội chứng chuyển hóa, yếu tố liên quan và kết quả kiểm soát huyết áp bằng Telmisartan ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Dương Ân Hận (2013), Nghiên cứu tình hình hội chứng chuyển hóa ở người trên 40 tuổi đến khám tại khoa khám bệnh Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Nguyễn Thái Bảo (2021), Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả can thiệp hội chứng chuyển hóa ở cán bộ thuộc diện quản lý sức khỏe tỉnh An Giang năm 2020 – 2021, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Hội tim mạch học Việt Nam (2010), Các yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh tim mạch, Nhà xuất bản y học, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Thy Khuê (2007), Hội chứng chuyển hóa, Nội tiết học đại cương tập 2, NXB Y học, tr 503-508.
7. Bộ Y Tế (2017), “Bệnh béo phì”, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết – chuyển hóa, nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 247.
8. Bộ Y Tế (2018), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tăng huyết áp, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 224 – 230.
9. Robert H Eckel and Marc-Andre Cornier (2014), “Update on the NCEP ATP-III emerging cardiometabolic risk factors”, Eckel and Cornier BMC Medicine 2014, 12:115.