NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH 18F-FDG PET/CT CỦA U LYMPHO KHÔNG HODGKIN TẾ BÀO B TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI

Nguyễn Văn Thắng1,, Chu Văn Tuynh1, Bùi Tiến Công2, Hoàng Công Tùng3, Phạm Văn Thái2,4
1 Bệnh viện Ung bướu Hà Nội
2 Trung tâm YHHN và UB bệnh viện Bạch Mai
3 Trung tâm YHHN và UB bệnh viện Bạch
4 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm nhận xét đặc điểm hình ảnh 18F-FDG PET/CT của U lympho không Hodgkin tế bào B tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu 86 bệnh nhân được chẩn đoán u lympho không Hodgkin dựa vào mô bệnh học và hóa mô miễn dịch tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội từ 01/2018 đến tháng 12/2022, các bệnh nhân được chụp PET/CT chẩn đoán giai đoạn trước điều trị. Kết quả: 86 bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu gồm 38 nữ và 48 nam, tuổi trung bình là 58,1 ± 16,2. 72 bệnh nhân có giải phẫu bệnh thuộc nhóm tiến triển nhanh, trong đó u lympho không Hodgkin tế bào B lớn lan tỏa chiếm 45,3%. Trên PET/CT phát hiện hạch cổ và hạch ổ bụng là hai vị trí hay gặp nhất với tỉ lệ lần lượt là 65,1% và 53,5%, các vị trí hạch khác như hạch trung thất là 34,9%, hạch nách 30,2%, hạch bẹn 22,1%. PET/CT phát hiện 23 vị trí/ cơ quan ngoài hạch, hay gặp nhất là amiđan (16,3%), lách (9,3%), tủy xương (9,3%), dạ dày (8,1%), vòm (7,0%). Giá trị trung vị SUVmax của nhóm tiến triển nhanh là 11,3, nhóm tiến triển chậm là 5,4, p < 0,01. Phân tích tương quan giữa kích thước và giá trị SUVmax của tổn thương cho thấy rs = 0,547, p < 0,01. Kết luận: Chụp PET/CT giúp phát hiện tổn thương ULPKH tế bào B tại nhiều vị trí. Nhóm tiến triển nhanh có SUVmax cao hơn nhóm tiến triển chậm. Nghiên cứu này chỉ ra có mối tương quan thuận giữa kích thước và giá trị SUVmax của tổn thương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries.
2. Fueger BJ, Yeom K, Czernin J, Sayre JW, Phelps ME, Allen-Auerbach MS (2009). Comparison of CT, PET, and PET/CT for Staging of Patients with Indolent Non-Hodgkin’s Lymphoma. Mol Imaging Biol;11(4):269-274. doi:10.1007/s11307-009-0200-9
3. Nguyễn Kim Lưu, Ngô Văn Đàn, Ngô Vĩnh Điệp (2019). Đặc điểm hình ảnh 18F-FDG PET/CT và mối liên quan của giá trị hấp thu tiêu chuẩn với một số chỉ số tiên lượng của bệnh nhân u lympho ác tính không Hodgkin tại bệnh viện Quân y 103. Tạp chí Y- Dược học Quân sự;6:64-68.
4. Phạm Văn Thái, Thiều Thị Hằng, Mai Trọng Khoa và cs (2018). Đánh giá vai trò của 18F-FDG PET/CT trong chẩn đoán giai đoạn bệnh u lympho không Hodgkin. Tạp chí Ung thư học Việt Nam;5:75-79.
5. Lại Thị Thanh Thảo, Suzanne MCB Thanh Thanh, Trần Thanh Tùng và cs (2015). Ứng dụng hình ảnh PET/CT trong phân chia giai đoạn U lympho không Hodgkin tế bào B lớn lan tỏa. Tạp chí Ung thư học Việt Nam;5:124-129.
6. Ömür Ö, Baran Y, Oral A, Ceylan Y (2014). Fluorine-18 fluorodeoxyglucose PET-CT for extranodal staging of non-Hodgkin and Hodgkin lymphoma. Diagn Interv Radiol;20(2):185-192. doi:10.5152/dir.2013.13174
7. Zhang J, Wang R, Fan Y, et al (2014). [Metabolic activity measured by 18F-FDG PET/CT in newly diagnosed patients with non-Hodgkin lymphoma: correlation with immunophenotype]. Zhonghua Yi Xue Za Zhi;94(33):2576-2579.
8. Alobthani G, Romanov V, Isohashi K, et al (2018). Value of 18F-FDG PET/CT in discrimination between indolent and aggressive non-Hodgkin’s lymphoma: A study of 328 patients. Hell J Nucl Med;21(1):7-14. doi:10.1967/s002449910701
9. Mosavi F, Wassberg C, Selling J, Molin D, Ahlström H (2015). Whole-body diffusion-weighted MRI and (18)F-FDG PET/CT can discriminate between different lymphoma subtypes. Clin Radiol;70(11):1229-1236. doi:10.1016/j.crad.2015.06.087
10. Li J, Zhao M, Yuan L, Liu Y, Ma N (2022). [Correlation and Influencing Factors of SUVmax and Ki-67 in Non-Hodgkin Lymphoma]. Zhongguo Shi Yan Xue Ye Xue Za Zhi;30(1):136-140. doi:10.19746/j.cnki.issn.1009-2137.2022.01.022