NGUY CƠ TIM MẠCH CỦA CÁN BỘ THUỘC BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THÁI BÌNH QUẢN LÝ SAU MẮC COVID-19

Trần Thị Nương1, Nguyễn Thị Lý1,, Lê Minh Hiếu1, Vũ Phi Hùng1, Trần Xuân Thủy1, Lê Thị Thanh Phương2
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình
2 Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở đối tượng cán bộ sau mắc COVID-19. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 408 cán bộ thuộc ban thường vụ tỉnh ủy Thái Bình quản lý đã mắc COVID-19. Kết quả nghiên cứu: Nam chiếm 84,5%, độ tuổi trung bình chung là 63,5± 12,9. Yếu tố nguy cơ tim mạch chính là tăng cholesterol máu (61,1%), thừa cân béo phì chiếm tỷ lệ 60,5%. Tỷ lệ có và đang hút thuốc lá ở cán bộ đương chức nhiều hơn ở cán bộ hưu trí (26,4% so với 10,8%). Tỷ lệ cán bộ có YTNCTM rất cao chiếm 40,9%, cao chiếm 30,7%, trung bình chiếm 26,3%, thấp chiếm 2,5%. Tỷ lệ cán bộ có 2 YTNCTM mắc phải chiếm tỷ lệ cao nhất 35,5%, có 3 YTNCTM mắc phải chiếm 27,6%. Nam giới có nhiều YTNCTM hơn nữ giới. Kết luận: Tăng cholesterol máu là YTNCTM chiếm tỷ lệ cao nhất (61,5%). Phần lớn đối tượng nghiên cứu có nguy cơ tim mạch cao và rất cao (71,6%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hồng Huệ, Nguyễn Đức Công. Nghiên cứu dự báo nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm tới dựa theo thang điểm Framingham ở người đến khám tại Bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng. Luận văn Tốt nghiệp Bác sỹ Chuyên khoa cấp II. Học viện Quân y. 2008
2. Phạm Mạnh Hùng (2011)“ Các yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh tim mạch”, tạp chí Y học Việt Nam, tr 3 -4.
3. Nguyễn Minh Phương. Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ tim mạch và dự báo nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm tới theo thang điểm Framingham ở bệnh nhân khám nội tại bệnh viện quân Y 103. Tạp chí Y-Dược học quân sự số 1 – 2015.
4. Vũ Vân Nga, Đỗ Thị Quỳnh, Một số yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch trên cán bộ một trường Đại học ở Hà Nội năm 2016, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 2 (2018) 89-96
5. Trịnh Xuân Thắng, Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở người từ 25 tuổi tại hai quận huyện Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội, 2018
6. Kaplan NM. Cardiovascular risks of hypertension: UpToDate; 2016 [Available from: http://www.uptodate.com/contents/cardiovascularrisks-of-hypertension
7. Salamanna F, Veronesi F, Martini L, Landini MP, Fini M (2021) Post COVID-19 syndrome: the persistent symptoms at the post-viral stage of the disease. A Systematic Review of the Current Data. Front Med (Lausanne) 4(8):653516.
8. WHO. Global Atlas on cardiovascular disease prevention and control. 2011