NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN HẸP BAO QUY ĐẦU Ở TRẺ EM CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO THÀNH PHỐ CÀ MAU NĂM 2022 – 2023

Lê Văn Khen1, Bùi Quang Nghĩa2,
1 Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề:  Hẹp bao quy đầu sinh lý, nguyên nhân là do sự kết dính nhẹ giữa mặt trong của bao quy đầu với mặt ngoài quy đầu, tạo thành sự phân tách không rõ ràng giữa phần da quy đầu và quy đầu. Mục tiêu: (1) Xác định tỉ lệ và phân lọai hẹp bao quy đầu của trẻ em từ 36 – 72 tháng tuổi ở các trường mẫu giáo tại thành phố Cà Mau năm 2022 – 2023; (2) Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn hẹp bao quy đầu bằng phương pháp nong bao quy đầu kết hợp bôi Betamethasone 0,05%. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang có can thiệp gồm 921 trẻ em từ 36 đến 72 tháng tuổi của 06 trường Mẫu giáo thành phố Cà Mau từ tháng 5/2022 – 3/2023. Kết quả: Có 838/921 (91%) trẻ từ 36 –72 tháng tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn tỉnh Cà Mau được chẩn đoán hẹp bao quy đầu. Trong các trẻ bị hẹp bao quy đầu thì tỷ lệ loại III chiếm tỷ lệ cao nhất với 27,3%, tiếp đến là loại IV với 24,5%, loại II 21,3%, loại I là 17,9%. Sau 6 tuần điều trị, hình thái bao quy đầu: loại I 0,0%, loại II 2,0%, loại III 9,6%, loại IV 3,9% và loại V84,5%. Chưa ghi nhận trường hợp biến chứng nào. Kết luận: Điều trị bảo tồn hẹp bao quy đầu ở trẻ em các trường mẫu giáo tại thành phố Cà Mau cho kết quả tốt. Đây là một phương pháp ít xâm lấn, nhẹ nhàng, chi phí thấp, và có thể thực hiện tại cộng đồng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Thị Hồng Anh (2015), "Khảo sát hình thái bao quy đầu của 536 học sinh từ 6 đến 14 tuổi tại huyện Phú Lương, Thái Nguyên" (2010), Tạp chí khoa học và công nghệ. 134(04), tr. 181-186.
2. Trương Quang Định và Tôn Thị Anh Tú (2014), "Kết quả điều trị bảo tồn hẹp bao quy đầu ở trẻ em", Tạp chí Y học Việt Nam. 2(425), tr. 69 - 75.
3. Bùi Văn Hán (2006), Nghiên cứu lâm sàng và phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu tại bệnh viện Việt Đức, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Nguyễn Tiến và cs (2005), “Điều trị bảo tồn hẹp bao qui đầu với kem bôi da Steroid”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 9, Phụ bản Số 1 * 2005, tr. 28-33.
5. Lê Anh Tuấn (2006), "Kết quả theo dõi phẫu thuật điều trị dị tật lỗ tiểu thấp tại bệnh viện 103", Y học việt Nam tháng 11. số 2/2010, tr. 336-339.
6. Nguyễn Anh Tuấn, Trần Ngọc Bích và Lê Anh Tuấn (2012), "Đánh giá kết quả điều trị cong dương vật sau mổ dị tật lỗ tiểu lệch thấp", Ngoại Khoa số đặc biệt 1,2,3, tr. 443-446.
7. Ch. Fischer-Klein và M. Rauchenwold (2003), "Triple Incision to Treat Phimosis in Children: An Alternative to Circumcision", Br J Urol Internat. 92, tr. 459-62.
8. Lee C. H., Lee S. D. (2013), "Effect of Topical Steroid (0.05% Clobetasol Propionate) Treatment in Children With Severe Phimosis". Korean J Urol, vol 54, no 9, pp 624-630.
9. Mark A. Monsour và Hyman H. Raeiinovitch and et al (1998), "Medical management of phimosis in children: Our experience with topical steroids", The journal of urology 162, tr. 1162-1164.