ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỔ TRỢ CAPECITABINE TRONG UNG THƯ ĐẠI TRÀNG GIAI ĐOẠN II Ở TẠI BỆNH VIỆN K

Trần Thị Hoa1, Đỗ Anh Tú2,, Trần Thắng2, Nguyễn Quang Anh2, Nguyễn Thị Thu Hường1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bổ trợ  Capecitabine trong ung thư đại tràng giai đoạn II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu theo dõi dọc. Bệnh nhân từ 18-75 tuổi chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến đại tràng giai đoạn II đã phẫu thuật triệt căn từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 6 năm 2019 tại bệnh viện K được điều trị hóa chất bổ trợ bằng Capecitabine đơn trị. Kết quả: 69 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được chọn vào nghiên cứu. Tuổi trung bình của BN là 62 tuổi; tỷ lệ nam/nữ = 1/1. Các triệu chứng thường gặp: đau bụng (74,5%), phân máu (58%). U thường có vị trí ở đại tràng sigma (46,4%) và đại tràng phải (23,2%). Độ mô học chủ yếu là biệt hóa vừa và biệt hóa tốt (94,2%). Giai đoạn IIA chiếm 30,4%, giai đoạn IIB chiếm 62,2%, giai đoạn IIC chiếm 4,3%. Thời gian sống thêm toàn bộ (OS) 5 năm và thời gian sống thêm không bệnh (DFS) 5 năm lần lượt là 91,2% và 89,1%. Nhóm nguy cơ cao và nhóm nguy cơ thấp có sự khác biệt về DFS 5 năm (86,5% và 87,5%, p= 0,002). Kết luận: Bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn II thường có tiên lượng tốt. Điều trị bổ trợ Capecitabine giúp cải thiện OS và DFS ở giai đoạn này. Tuy nhiên lợi ích vẫn chưa thực sự rõ ràng, các yếu tố nguy cơ cao tái phát bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định điều trị hóa chất bổ trợ trong ung thư đại tràng giai đoạn II.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA A Cancer J Clin. 2021;71(3):209-249.
2. Sargent D, Sobrero A, Grothey A, et al. Evidence for Cure by Adjuvant Therapy in Colon Cancer: Observations Based on Individual Patient Data From 20,898 Patients on 18 Randomized Trials. JCO. 2009;27(6):872-877.
3. Mai Liên (2010), Đánh giá kết quả điều trị hoá chất bổ trợ ung thư đại tràng giai đoạn dukes b tại bệnh viện K (2004 - 2009), Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Nguyễn Quang Thái (2002), Nghiên cứu một số phương pháp chẩn đoán và kết quả sau 5 năm điều trị phẫu thuật ung thư đại tràng, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Vũ Thị Hằng (2015), Đánh giá kết quả điều trị ung thư đại tràng giai đoạn II, III bằng phẫu thuật kết hợp hóa chất bổ trợ FOLFOX 4 tại BV Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
6. Quasar Collaborative Group, Gray R, Barnwell J, et al. Adjuvant chemotherapy versus observation in patients with colorectal cancer: a randomised study. Lancet 2007; 370:2020.
7. Matsuda C, Ishiguro M, Teramukai S, et al. A randomised-controlled trial of 1-year adjuvant chemotherapy with oral tegafur-uracil versus surgery alone in stage II colon cancer: SACURA trial. Eur J Cancer 2018; 96:54.
8. Kumar A, Kennecke HF, Renouf DJ, et al. Adjuvant chemotherapy use and outcomes of patients with high-risk versus low-risk stage II colon cancer. Cancer 2015; 121:527.
9. Baxter NN, Kennedy EB, Bergsland E, et al. Adjuvant Therapy for Stage II Colon Cancer: ASCO Guideline Update. J Clin Oncol 2022; 40:892.