TÌNH HÌNH CẬN THỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ CÀ MAU

Lê Phúc Hậu1,, Nguyễn Hồng Hà2, Vũ Thị Thu Giang2
1 Bệnh viện Đa khoa Cà Mau
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cận thị không được điều trị là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy giảm thị lực ở trẻ em, có tác động rất lớn đến giáo dục, chất lượng cuộc sống và kinh tế xã hội. Mục tiêu nghiên cứu: tỷ lệ cận thị và một số yếu tố liên quan đến cận thị ở học sinh (HS) trung học cơ sở thành phố Cà Mau năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 431 học sinh trung học cơ sở. Kết quả nghiên cứu: tỷ lệ cận thị chiếm 29,2%. Có ý nghĩa thống kê về thời gian xem tivi, điện thoại (p=0,021) ở nhóm cận thị và không cận thị, sự khác biệt trung bình là 13,2 phút. HS ra ngoài sân chơi giờ ra chơi ở nhóm không cận thị chiếm tỷ lệ (74,7%) cao hơn nhóm cận thị (25,3%) với p=0,006. Khi ở có thời gian rảnh HS thường xuyên ra ngoài trời chơi ở nhóm không cận thị cao hơn 1,76 lần nhóm cận thị (p=0,013). Nhóm học sinh ở thành thị có tỷ lệ cận thị cao hơn (39,4%) cao hơn ở nông thôn (19,3%). Các sự khác biệt ở trên đều có ý nghĩa thống kê (với p<0,05). Kết luận: Nên tập huấn truyền thông cho học sinh nhiều hơn về tật cận thị và các hoạt động thể dục thể thao để hạn chế việc trẻ bị cận thị sớm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Hoàng Quang Bình (2016), Nghiên cứu thực trạng tật khúc xạ của học sinh một số trường tiểu học và trung học cơ sở TP. Cần Thơ năm học 2013-2014. Tạp Chí Y học Việt Nam, số 1-2016: p. 187-199.
2. Chính phủ Việt Nam (2016), Quyết định số 2560/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội.
3. Phan Dẫn, Nhãn khoa giản yếu. Vol. Tập 1. 2004, nhà xuất bản Y Học. tr. 605- 633, Hà Nội.
4. Vũ Quang Dũng (2013), Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp phòng ngừa cận thị ở học sinh khu vực trung du tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Thái Nguyên.
5. Hồ Đức Hùng (2021), Xác định tỷ lệ cận thị, một số yếu tố liên quan và hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe ở học sinh trung học cơ sở thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An (2019 – 2020). Luận án tiến sỹ học, Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung Ương.
6. Nguyễn Thị Huyền, Doãn Ngọc Hải, Dương Chí Nam (2020), Thực trạng cận thị của học sinh tại một số tỉnh ở việt nam năm 2019. Tạp chí Y học dự phòng, Tập 30, (số 4 Phụ bản): p. Tr: 139.
7. Chu Văn Thăng, Trần Thị Thu Hương, Lê Thị Thanh Xuân (2015), Thực trạng cận thị học đường ở học sinh thành phố Đà Lạt và huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng năm 2012-2013. Tạp chí y học dự phòng, 25, số 6 (166) p. 91.
8. Vũ Thị Thanh, Đoàn Huy Hậu, Hoàng Thị Phúc (2014), Nghiên cứu đặc điểm cận thị học đường ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở Hà Nội năm 2009. Tạp chí Y học Thực hành, (905): p. 92-94,số 2/1014.
9. Holton, V., et al. (2019), "A nationwide study of myopia in taiwanese school children: family, activity, and school-related factors". The Journal of School Nursing, p. 19.