SO SÁNH HIỆU QUẢ GÂY MÊ THEO NỒNG ĐỘ ĐÍCH CỦA ET CONTROL – SEVOFLURANE VỚI TCI – PROPOFOL DƯỚI CHỈ DẪN CỦA ĐIỆN NÃO SỐ HOÁ

Nguyễn Thị Diệu Linh1,, Hoàng Văn Bách1, Công Quyết Thắng2
1 Bệnh viện Bưu Điện
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh hiệu quả khởi mê và thoát mê khi gây mê theo nồng độ đích giữa hai phương pháp ET – control sevoflurane và TCI – propofol dưới chỉ dẫn của điện não số hoá. Phương pháp: Nghiên cứu bao gồm 60 bệnh nhân chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 (n = 30) sử dụng phương pháp gây mê theo nồng độ đích ET Control Sevoflurane trên máy mê Aisys  CS2 , nhóm 2 (n = 30) sử dụng gây mê theo nồng độ đích TCI Propofol trên bơm tiêm điện hệ thống mở Terumo. Kết quả nghiên cứu: Thời gian mất ý thức của bệnh nhân nhóm 1 (54.9 ± 11.2) nhanh hơn nhóm 2 (72.2 ­± 6.0), thời gian chờ đặt ống NKQ có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (130.6 ± 9.7 so với 131.2 ­± 11.7). Thời gian thoát mê, nhóm 1 nhanh hơn so với nhóm 2 (179,6 ­ ± 6,1 so với 260,1 ­ ± 5,4). Tại thời điểm bệnh nhân mất tri giác (nhóm 1 SE = 68,2 ± 1,5 nhóm 2 SE = 68,3 ± 0,9) tương ứng với giác trị MAC = 1,7 cao nhất trong thời điểm gây mê. Tại thời điểm đặt ống NKQ (nhóm 1 SE = 40,7 ±  0,9, nhóm 2 SE = 40,7 ± 1.2) tương ứng với giá trị Ce = 3.8 cao nhất trong  các thời điểm gây mê. Giai đoạn  thoát mê các trị số SE tăng lên dần bằng với giá trị lúc bệnh nhân tỉnh (SE lớn nhất ở thời điểm T12 có giá trị lần lượt 2 nhóm là 91,1 ± 0,3 và. 91,5 ± 0,3, tương ứng với đó giá trị MAC và Ce giảm dần và đạt giá trị thấp nhất trong các thời điểm gây mê. Kết luận: Dưới chỉ dẫn của điện não số hoá ET Control là một chương trình gây mê theo nồng độ đích của thuốc mê bốc hơi có tác dụng khởi mê và thoát mê hiệu quả hơn

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Muzi M, Robinson BJ, Ebert TJ, O’Brien TJ. Induction of anesthesia and tracheal intubation with sevoflurane in adults. Anesthesiology. 1996; 85(3):536-543. doi:10.1097/00000542-199609000-00012
2. 2. HVB Nguyễn Quốc Kính, Công Quyết Thắng. “Khởi mê tĩnh mạch bằng kỹ thuật propofol_TCI kết hợp theo dõi độ mê bằng ENTROPY.” Tạp trí y học. 2011:11-13.
3. HOÀNG VĂN BÁCH. Nghiên cứu điều chỉnh độ mê theo điện não số hoá bằng nồng độ đích tại não hoặc nồng độ phế nang tối thiểu của thuốc mê. Published online 2012.
4. Toru Komatsu, Tomomasa Kimura and Kiyoshi Horiba. A Comparison of State and Response Entropy of Electroencephalogram with Changes in Entropy of Heart Rate Variability during Induction of Anesthesia.; 2004.
5. P PM, G F, P P. Bispectral index and spectral entropy in neuroanesthesia. Journal of neurosurgical anesthesiology. 2006;18(3). doi:10.1097/01.ana.0000206229.38883.d2
6. Bohomme V., Delfandre E., Brichant J. F., Dewandre P. Y and Hans P. Correlation and Concordance between BIS and State Entropy during Target-Controlled Infusion of Propofol. 1986