KHẢO SÁT TRẢI NGHIỆM SỬ DỤNG ỨNG DỤNG DI ĐỘNG GERDCARE TRÊN NHÂN VIÊN Y TẾ

Đào Việt Hằng1,2,3,, Âu Thu Trang4, Trần Thị Thu Trang3, Lâm Ngọc Hoa3, Trịnh Tố Trâm3, Nguyễn Minh Hiền3, Vũ Quốc Trung1, Phó Tuấn Vinh3, Đào Văn Long1,2,3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
3 Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa Gan Mật
4 Bệnh Viện Vinmec – Time City

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chuyển đổi số trong y tế và quản lý người bệnh mạn tính thông qua ứng dụng trên điện thoại đang là một lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm. Ứng dụng GERDCare ra đời với mục tiêu giúp tối ưu hóa việc quản lý người bệnh trào ngược dạ dày thực quản, tuy nhiên vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, cải thiện tính năng. Trên cơ sở đó, một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2023 trên nhân viên y tế và sinh viên y, khảo sát về trải nghiệm và đánh giá sau khi sử dụng GERDCare. Có 147 đối tượng tham gia nghiên cứu trong đó nam chiếm 43,5% với độ tuổi trung bình 31,8. Kết quả cho thấy hơn 80% người dùng đánh giá các tính năng như ghi nhận sự thay đổi triệu chứng, nhắc nhở uống thuốc, cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn chế độ ăn, tương tác với bác sĩ ở mức tốt, thân thiện với người sử dụng. Bên cạnh đó vẫn còn nhược điểm được ghi nhận như có những thời điểm tốc độ tải chậm trong quá trình sử dụng. Trong tương lai, sau khi tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện, GERDCare có thể là một công cụ hữu ích trong việc hỗ trợ bác sĩ và bệnh nhân quản lí bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Zhang, D., et al., Global, regional and national burden of gastroesophageal reflux disease, 1990-2019: update from the GBD 2019 study. Ann Med, 2022. 54(1): p. 1372-1384.
2. Mermelstein, J., A.C. Mermelstein, and M.M. Chait, Proton pump inhibitors for the treatment of patients with erosive esophagitis and gastroesophageal reflux disease: current evidence and safety of dexlansoprazole. Clin Exp Gastroenterol, 2016. 9: p. 163-72.
3. Đào, V.H., Nhu cầu sử dụng ứng dụng thiết bị di động hỗ trợ quản lý bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tạp chí Y học Việt Nam, 2021. 498(2).
4. Đào, V.H., Đánh giá thực trạng bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản kháng trị và nhu cầu sử dụng ứng dụng di động nhằm hỗ trợ quản lý bệnh. Tạp chí Y học Việt Nam, 2021. 499(1-2).
5. Oakley-Girvan, I., et al., What Works Best to Engage Participants in Mobile App Interventions and e-Health: A Scoping Review. Telemed J E Health, 2022. 28(6): p. 768-780.
6. Pifarré, M., et al., TControl: A mobile app to follow up tobacco-quitting patients. Comput Methods Programs Biomed, 2017. 142: p. 81-89.
7. Szinay, D., et al., Influences on the Uptake of and Engagement With Health and Well-Being Smartphone Apps: Systematic Review. J Med Internet Res, 2020. 22(5): p. e17572.
8. Milne-Ives, M., et al., Mobile Apps for Health Behavior Change in Physical Activity, Diet, Drug and Alcohol Use, and Mental Health: Systematic Review. JMIR Mhealth Uhealth, 2020. 8(3): p. e17046.