HIỆU QUẢ CỦA THỞ OXY LÀM ẨM DÒNG CAO QUA CANULA MŨI SAU RÚT ỐNG NỘI KHÍ QUẢN Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả áp dụng kỹ thuật thở oxy làm ẩm dòng cao qua canula mũi sau rút ống nội khí quản ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp tiến cứu. Chọn mẫu thuận tiện, lấy tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Bệnh nhân được áp dụng thở hệ thống HFNC ngay sau rút ống nội khí quản. Thu thập số liệu về các chỉ số lâm sàng và khí máu sau rút ống. Đánh giá thành công khi bệnh nhân không phải đặt lại ống nội khí quản hoặc chuyển thở không xâm nhập trong vòng 48 giờ sau rút ống. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 5/2022 đến tháng 6/2023 tại Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Có 31 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Trong đó có 28 bệnh nhân nam (90,3%), 3 bệnh nhân nữ (9,7%). Tuổi trung bình là 70,58±9,319 tuổi, lớn nhất là 84 tuổi, thấp nhất là 49 tuổi. Bệnh lý mạn tính kèm theo chủ yếu là tăng huyết áp (25,8%) và suy tim (22,8%). Tỉ lệ thành công khi áp dụng hệ thống HFNC sau rút ống NKQ ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu: 77,42%. HFNC cải thiện rõ ràng các dấu hiệu lâm sàng: mạch, nhịp thở, SpO2. Sự thay đổi các chỉ số khí máu pH, PaCO2, PaO2 ở mỗi nhóm thành công và thất bại khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Các chỉ số pH và PaCO2 ở 2 nhóm thành công và thất bại tại thời điểm 30 phút và và 2 giờ sau rút ống nội khí quản khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 100% bệnh nhân cải thiện khả năng ho khạc và tính chất đờm. Kết luận: HFNC là một công cụ hiệu quả giúp giảm nguy cơ phải đặt lại nội khí quản ở bệnh nhân đợt cấp COPD.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rút nội khí quản, thở oxy làm ẩm dòng cao, HFNC, COPD.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Đạt Anh và CS. Những vấn đề cơ bản trong thông khí nhân tạo. Nhà xuất bản y học; 2009.
3. Mè Thị Xuân. Nghiên cứu áp dụng thử nghiệm thôi thở máy 2 phút trước rút ống nội khí quản ở bệnh nhân cấp cứu được thông khí nhân tạo xâm nhập. 2014. Published online 2014.
4. Ni YN, Luo J, Yu H, et al. Can high-flow nasal cannula reduce the rate of reintubation in adult patients after extubation? A meta-analysis. BMC Pulm Med. 2017;17(1):142. doi:10.1186/s12890-017-0491-6
5. Xia M, Li W, Yao J, et al. A postoperative comparison of high-flow nasal cannula therapy and conventional oxygen therapy for esophageal cancer patients. Annals of Palliative Medicine. 2021;10(3):2530539-2532539. doi:10.21037/apm-20-1539
6. Đào Thị Hương, Đỗ Ngọc Sơn. Nghiên cứu áp dụng hệ thống thở oxy lưu lượng cao ở bệnh nhân có nguy cơ phải đặt lại nội khí quản sau rút ống. Luận văn y học; 2017.
7. Tan D, Walline JH, Ling B, et al. High-flow nasal cannula oxygen therapy versus non-invasive ventilation for chronic obstructive pulmonary disease patients after extubation: a multicenter, randomized controlled trial. Crit Care. 2020; 24(1):489. doi:10.1186/s13054-020-03214-9
8. Hernández G, Paredes I, Moran F, et al. Effect of postextubation noninvasive ventilation with active humidification vs high-flow nasal cannula on reintubation in patients at very high risk for extubation failure: a randomized trial. Intensive Care Med. 2022;48(12):1751-1759. doi:10.1007/s00134-022-06919-3
9. Liesching TN, Lei Y. Efficacy of High-Flow Nasal Cannula Therapy in Intensive Care Units. J Intensive Care Med. Published online January 1, 2017:885066616689043. doi:10.1177/0885066616689043
10. Feng Z, Zhang L, Yu H, et al. High-Flow Nasal Cannula Oxygen Therapy versus Non-Invasive Ventilation for AECOPD Patients After Extubation: A Systematic Review and Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials. Int J Chron Obstruct Pulmon Dis. 2022;17:1987-1999. doi:10.2147/COPD.S375107
11. Wang G, Wang H, Wang Y, Ba C. Therapeutic effects and the influence on serum inflammatory factors of high-flow nasal cannula oxygen therapy in senior patients with lower respiratory tract infections. Technol Health Care. 2022;30(6):1351-1357. doi:10.3233/THC-213609.