ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ LỆCH LẠC KHỚP CẮN LOẠI III CÓ HỖ TRỢ PHẦN MỀM 3D TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG HÀ NỘI

Lê Bá Anh Đức1,, Phạm Hoàng Tuấn1, Vũ Tuấn Hùng1, Nguyễn Hồng Nhung1, Phạm Đức Giang1
1 Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị lệch lạc khớp cắn loại III bằng phẫu thuật chỉnh hình xương hàm có hỗ trợ phần mềm 3D. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 30 bệnh nhân sai khớp cắn hạng III theo Angle được phẫu thuật chỉnh hình xương hàm tại BV RHM TW Hà Nội năm 2020-2023. Kết quả: Biến chứng sau mổ: hiếm gặp trong đó chảy máu sau mổ 1 ca, rối loạn cảm giác 2 ca và hoàn toàn hết sau 6 tháng. Giải phẫu: Xương được đưa về vị trí giải phẫu nên hầu hết các chỉ số sọ mặt trở về giá trị chuẩn hơn. Chức năng: Sau phẫu thuật 100% trường hợp đạt được tương quan răng loại I theo Angle. Tình trạng cắn đối đầu hay cắn chéo răng sau và cắn ngược răng trước được sửa chữa triệt. Phần lớn các trường hợp thiết lập được hướng dẫn răng nanh (23/30). Tình trạng loạn năng khớp giảm, có hai trường hợp hết trật khớp khi há lớn hay ngáp. Thẩm mỹ: 83,3% bệnh nhân cho kết quả rất hài lòng, 16,7% bệnh nhân cho kết quả hài lòng vì còn bất cân xứng nhẹ vùng cằm và bờ dưới XHD. Ổn định xương: Tái phát chủ yếu trong 3 tháng đầu tiên sau phẫu thuật. Mức độ tái phát khác nhau ở các vị trí khác nhau, theo các chiều (chiều ngang ít hơn chiều đứng). Kết luận: Phẫu thuật chỉnh hình xương hàm có hỗ trợ phần mềm 3D đem lại kết quả tốt về cả chức năng và thẩm mỹ cho bệnh nhân sai khớp cắn hạng III

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Glenda H. de V. (2005), "Bilateral Sagittal Split Osteotomy for Correction of Mandibular Prognathism: Long-Term Results",J. Oral Maxillofac Surg. 63(11), pp.1584-92
2. Chris J. (2006), "Class III surgical-orthodontic treatment: A cephalometric study", Am. J. Orthod Dentofacial Orthop.130(3), pp.300- 309.
3. Robl M.T., Farrell B.B., Tucker M.R. (2014). Complications in orthognathic surgery: a report of 1,000 cases. Oral Maxillofac Surg Clin North Am, 26 (4), 599-609
4. Sebastiani A.M., Baratto-Filho F., Bonotto D., et al. (2016). Influence of orthognathic surgery for symptoms of temporomandibular dysfunction. Oral surgery, oral medicine, oral pathology and oral radiology, 121 (2), 119-125.
5. Yung S.Y., Uhm K.I., et al. (2015), Bone and Soft Tissue Changes after Two-Jaw Surgery in Cleft Patients, Arch Plast Surg, 42(4), pp.419-23.