ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA ĐỘT QUỴ NÃO XUẤT HUYẾT

Võ Thành Toàn1, Lê Xuân Long1, Lê Bá Tùng1,, Võ Toàn Phúc2
1 Bệnh viện Thống Nhất
2 Trường St Mark, MA

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ngoại khoa xuất huyết não tự phát tại khoa ngoại thần kinh bệnh viện Thống Nhất từ năm 2020 tới 2022. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu mô tả loạt ca trên 40 BN có chẩn đoán xuất huyết não tự phát được phẫu thuật tại khoa ngoại thần kinh, bệnh viện Thống Nhất từ 1/2020-1/2022. Kết quả: Thời gian từ lúc có khởi phát có triệu chứng tới lúc được đưa vào viện trung bình khoảng 4h, chủ yếu các ca nằm vào nhóm 3-6h (60%). Có sự liên quan độ nặng của BN được đánh giá theo GCS với thời gian vào viện (p<0.05). Lượng máu tụ trong số các ca có kết cục khả quan khoảng 41ml, lượng máu tụ trung bình các ca có kết cục xấu vào khoảng 53ml. Mức độ đẩy lệch đường giữa trung bình khoảng 11mm, chiếm nhiều nhất là 9mm. Vị trí tập trung chủ yếu ở vùng hạch nền bao trong. Có 5 ca có tắc EVD sau mổ, có 3 ca nhiễm trùng với dịch não tuỷ được cấy ra Staphyllococcus Aureus. Thời gian nằm viện trung bình là 20 ngày, phần lớn các ca có thời gian nằm khoảng 17 ngày (58%). Phần lớn các ca đều cải thiện tri giác sau 5 ngày (48%), những ca còn lại thì có 13 ca (32,5%) có thời gian cải thiện tri giác là 7 đến 10 ngày. Trong số 32 ca được xuất viện thì GOS chiếm chủ yếu là 3, còn lại là 4, không ghi nhận ca nào 5 điểm. Kết luận: Vai trò của ngoại khoa trong xuất huyết não tự phát chủ yếu giúp giảm tỉ lệ tử vong nhưng chưa thấy cải thiện ở mức độ phục hồi. Cần cân nhắc sử dụng các phương pháp xâm lấn tối thiểu mở ra hướng mới khi đưa BN về cuộc sống đời thường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Auer, Ludwig M, et al. (1989), "Endoscopic surgery versus medical treatment for spontaneous intracerebral hematoma: a randomized study", Journal of neurosurgery. 70(4), pp. 530-535.
2. Dammann, Philipp, et al. (2011), "Spontaneous cerebellar hemorrhage—experience with 57 surgically treated patients and review of the literature", Neurosurgical review. 34(1), pp. 77-86.
3. Gaberel, Thomas, Magheru, Christian, and Emery, Evelyne (2012), "Management of non-traumatic intraventricular hemorrhage", Neurosurgical review. 35(4), pp. 485-495.
4. Kirollos, Ramez W, et al. (2001), "Management of spontaneous cerebellar hematomas: a prospective treatment protocol", Neurosurgery. 49(6), pp. 1378-1387.
5. Kuo, Lu-Ting, et al. (2011), "Early endoscope-assisted hematoma evacuation in patients with supratentorial intracerebral hemorrhage: case selection, surgical technique, and long-term results", Neurosurgical focus. 30(4), p. E9.
6. Miller, Chad M, et al. (2008), "Image-guided endoscopic evacuation of spontaneous intracerebral hemorrhage", Surgical neurology. 69(5), pp. 441-446.
7. Naff, Neal J, et al. (2004), "Intraventricular thrombolysis speeds blood clot resolution: results of a pilot, prospective, randomized, double-blind, controlled trial", Neurosurgery. 54(3), pp. 577-584.
8. Naff, Neal, et al. (2011), "Low-dose recombinant tissue-type plasminogen activator enhances clot resolution in brain hemorrhage: the intraventricular hemorrhage thrombolysis trial", Stroke. 42(11), pp. 3009-3016.
9. Pian, Renato Da, Bazzan, Alberto, and Pasqualin, Alberto (1984), "Surgical versus medical treatment of spontaneous posterior fossa haematomas: a cooperative study on 205 cases", Neurological research. 6(3), pp. 145-151.
10. Webb, Alastair JS, et al. (2012), "Resolution of intraventricular hemorrhage varies by ventricular region and dose of intraventricular thrombolytic: the Clot Lysis: Evaluating Accelerated Resolution of IVH (CLEAR IVH) program", Stroke. 43(6), pp. 1666-1668.