LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG THIẾU MÁU TAN MÁU TỰ MIỄN Ở TRẺ EM TẠI KHOA HUYẾT HỌC LÂM SÀNG BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Thị Mai Hương1,, Nguyễn Hồng Sơn2, Nguyễn Thị Hương Mai2
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thiếu máu tan máu tự miễn là tình trạng hồng cầu bị phá hủy sớm do sự xuất hiện của tự kháng thể trên bề mặt hồng cầu.1 Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ em mắc thiếu máu tan máu tự miễn tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát ở 46 trẻ mắc thiếu máu tan máu tự miễn tại khoa Huyết học lâm sàng – Bệnh viện Nhi Trung ương, sử dụng bệnh án nghiên cứu được xây dựng sẵn. Kết quả: 46 trẻ mắc thiếu máu tan máu tự miễn độ tuổi chủ yếu dưới 5 tuổi (80,4%) với tỷ lệ nam:nữ xấp xỉ 1:1. Các trẻ nhập viện trong tình trạng thiếu máu với đặc điểm niêm mạc nhợt 95,7%, da xanh 71,7% và tan máu trong lòng mạch với đặc điểm tiểu sẫm 87% và vàng da 69,9%. Đặc điểm thiếu máu của trẻ mắc thiếu máu tan máu tự miễn là thiếu máu hồng cầu bình thường mức độ trung bình và nặng chiếm 91,4% với nồng độ huyết sắc tố là 62,0 g/l. Kết luận: Thiếu máu tan máu tự miễn gặp cao nhất ở dưới 5 tuổi với đặc điểm giống với các bệnh thiếu máu do tan máu, tuy là bệnh hiếm gặp nhưng không nên bỏ sót, cần thăm khám lâm sàng cẩn thận, tỉ mỉ và xét nghiệm cận lâm sàng đầy đủ nhằm tránh bỏ sót.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lâm Thị Mỹ. Thiếu Máu Tan Máu Tự Miễn. Sách Giáo Khoa Nhi Khoa( Textbook of Pediatrics), Nhà xuất bản y học, Hà Nội; 2016; 1000-1003.
2. Nguyễn Thị Mai Hương. Phác đồ chẩn đoán điều trị huyết tán tự miễn ở trẻ em. Hướng Dẫn Chẩn Đoán và Điều Trị Bệnh Trẻ Em, Nhà xuất bản y học, Hà Nội; 2020; 459-463.
3. Teachey DT, Lambert MP. Diagnosis and management of autoimmune cytopenias in childhood. Pediatr Clin North Am. 2013;60(6): 1489-1511. doi:10.1016/j.pcl.2013.08.009
4. Hill A, Hill QA. Autoimmune hemolytic anemia. Hematology. 2018; 2018(1): 382-389. doi: 10.1182/ asheducation-2018.1.382
5. Organization WH. Hemoglobin concentrations for the diagnosis of anemia and assessment of severity. Vitamin and Mineral Nutrition Information System. Geneva: 2011. World Health Organ WHO/NMH/NHD/MNM/11.1. Published online 2017. https://apps.who.int/ iris/bitstream/ handle/10665/85839/WHO_NMH_NHD_MNM_11.1_eng.pdf
6. Nguyễn Công Khanh et al. Thiếu máu tan máu tự miễn ở trẻ em. Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội; 1993.
7. Nguyễn Thị Lan Anh. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, huyết học và miễn dịch của thiếu máu tan máu tự miễn ở trẻ em. Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội; 2002.
8. Aladjidi N, Leverger G, Leblanc T, et al. New insights into childhood autoimmune hemolytic anemia: a French national observational study of 265 children. Haematologica. 2011;96(5):655-663. doi:10.3324/haematol.2010.036053
9. Nguyễn Thị Xuyên et al. Thiếu máu tan máu miễn dịch. Hướng Dẫn Chẩn Đoán và Điều Trị Một Số Bệnh Thường Gặp ở Trẻ Em, Nhà xuất bản y học, Hà Nội; 2015; 579-585.
10. Liesveld JL, Rowe JM, Lichtman MA. Variability of the erythropoietic response in autoimmune hemolytic anemia: analysis of 109 cases. Blood. 1987;69(3):820-826.