ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT UNG THƯ TUYẾN GIÁP SỬ DỤNG DAO LIGASURE TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Nguyễn Công Hoàng1, Nguyễn Thị Ngọc Anh1,, Lê Thị Hương Lan2, Hoàng Thanh Quang2
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật ung thư tuyến giáp sử dụng dao Ligasure tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu gồm 80 bệnh nhân ung thư tuyến giáp được điều trị phẫu thuật sử dụng dao Ligasure tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên từ tháng 09 năm 2022 đến tháng 03 năm 2023. Phương pháp: Tiến cứu mô tả chùm ca bệnh. Kết quả: Tuổi trung bình là 48,33 ± 12,67 tuổi, thấp nhất là 17 tuổi, cao nhất là 75 tuổi. Tỷ lệ giới: nữ (87,5%), nam (12,5%), tỷ lệ nữ/nam = 7/1. Phân độ trên siêu âm TIRADS 4 chiếm đa số. Đa số bệnh nhân được phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ (92,5%), phần lớn được nạo vét hạch cổ (94,9%). Thời gian phẫu thuật trung bình 78,5 ± 37,8 phút. Lượng máu mất trong phẫu thuật trung bình: 23 ± 9,8 ml. Thời gian rút dẫn lưu từ 12-24 giờ chiếm 77,5%. Biến chứng hay gặp sau phẫu thuật: suy tuyến cận giáp (12,5%), tổn thương thần kinh quặt ngược (2,5%), rò ống ngực (1,3%). Kết quả chung sau phẫu thuật tốt: 1 tuần (87,5%); 1 tháng (97,5%). Kết luận: Phẫu thuật ung thư tuyến giáp sử dụng dao Ligasure có kết quả tốt

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phan Hoàng Hiệp (2020), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa giai đoạn sớm tại Bệnh viện nội tiết Trung Ương, Luận văn Tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Hoàng Huy Hùng (2016), Đánh giá di căn hạch của ung thư biểu mô tuyến giáp, Luận văn Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Chử Quốc Hoàn (2013), Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, tỷ lệ các nhóm mô bệnh học và kết quả điều trị ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện K. Luận văn Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Trần Văn Thông (2014), Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. D. Zhang, J. Zhang, G. Dionigi, et al. (2019). Recurrent Laryngeal Nerve Morbidity: Lessons from Endoscopic via Bilateral Areola and Open Thyroidectomy Technique, World J Surg,(11), 2829-2841.
6. J. Trahan, L. Pelaez, M. DiLeo, et al. (2018). Retro-Auricular Thyroidectomy: An Open Approach, Indian J Otolaryngol Head Neck Surg,(2), 218-222.
7. Maria P., (2017), "Population - Based Assessment of Complications following Surgery for Thyroid Cancer", The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, 102(7), 2543 – 2551.
8. Q. Z. Zhao, Y. Wang, P. Wang (2018). [A comparative study of endoscopic and traditional open surgery in the treatment of papillary thyroid carcinoma], Zhonghua Wai Ke Za Zhi,(2), 135-138.