ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM CƠ TIM CẤP CÓ HỖ TRỢ OXY HOÁ MÁU QUA MÀNG NGOÀI CƠ THỂ PHƯƠNG THỨC ĐỘNG – TĨNH MẠCH

Đặng Tường Vi1, Nguyễn Minh Kha1,2, Hoàng Văn Sỹ1,2,
1 Đại học Y dược TP. HCM
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm cơ tim cấp có đặc điểm lâm sàng rất đa dạng, từ không triệu chứng đến suy tim cấp tiến triển nhanh chóng, choáng tim gây đe doạ tính mạng. Oxy hoá máu qua màng ngoài cơ thể phương thức động – tĩnh mạch (VA ECMO) là phương pháp điều trị nền tảng ở những bệnh nhân choáng tim do viêm cơ tim cấp. Tuy nhiên, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm cơ tim cấp hiện nay đã có những thay đổi. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh lý viêm cơ tim cấp có hỗ trợ VA ECMO tại bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ 2019 – 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả hồi cứu dựa trên hồ sơ. Nghiên cứu gồm 92 bệnh nhân được chẩn đoán viêm cơ tim cấp có hỗ trợ VA ECMO nhập viện bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/01/2019 – 31/03/2023. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận được 92 trường hợp viêm cơ tim cấp có hỗ trợ VA ECMO với độ tuổi trung bình là 34,2 tuổi, nam giới chiếm 35,9%. Thời gian khởi phát bệnh có trung vị là 3 ngày (2 – 5,5), triệu chứng thường gặp nhất là khó thở chiếm 87%, tiếp theo là sốt 65,2% và đau ngực chiếm 59,8%. Có 9 bệnh nhân ngưng tim trước khi thực hiện ECMO (9,8%) và 4 trường hợp thực hiện ECMO trong điều kiện hồi sinh tim phổi (ECPR) (4,3%). Rối loạn nhịp thất gặp ở 23 trường hợp (25%) và 36 trường hợp blốc nhĩ thất độ 3 (39,1%). Ghi nhận tại 3 thời điểm: trước ECMO, sau ECMO 24 giờ và sau ECMO 48 giờ, giá trị huyết áp trung bình lần lượt là 68,2 mmHg, 75,3 mmHg và 76,7 mmHg, p < 0,001; chỉ số thuốc trợ tim vận mạch (VIS) là 38,4, 18,9 và 14,8, p < 0,001; nồng độ lactate máu là 4,8 mmol/L, 2,5 mmol/L và 2 mmol/L, p < 0,001. Kết luận: Viêm cơ tim cấp chủ yếu xảy ra ở những bệnh nhân trẻ với triệu chứng thường gặp nhất là sốt, khó thở và đau ngực. Viêm cơ tim cấp có thể diễn tiến nhanh với các biến chứng nặng xuất hiện sớm trong những ngày đầu của bệnh. VA ECMO hiệu quả trong hỗ trợ huyết động và tưới máu cơ quan. Thực hiện VA ECMO sớm có thể giúp giảm tỉ lệ ngưng tim trước ECMO, ECPR và giảm mức độ tổn thương cơ quan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Leslie T, Cooper J.R, Kirk U. Myocarditis. In: Braunwald’s Heart Disease. Vol 1. 12th ed. Elsevier; 2021:1077-1088.
2. Hao T, Jiang Y, Wu C, et al. Clinical outcome and risk factors for acute fulminant myocarditis supported by venoarterial extracorporeal membrane oxygenation: An analysis of nationwide CSECLS database in China. Int J Cardiol. 2023; 371:229-235. doi:10.1016/j.ijcard.2022.09.055
3. Wang D, Li S, Jiang J, et al. Chinese society of cardiology expert consensus statement on the diagnosis and treatment of adult fulminant myocarditis. Sci China Life Sci. 2019;62(2):187-202. doi:10.1007/s11427-018-9385-3
4. Lê Nguyên Hải Yến, Phan Thị Xuân, Phạm Thị Ngọc Thảo. Hiệu quả và biến chứng của kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể phương thức động - tĩnh mạch (V-A ECMO) trong điều trị cứu vãn viêm cơ tim cấp. Tạp Chí Học Thành Phố Hồ Chí Minh. 2018;22(2). Accessed August 5, 2022. https://yhoctphcm.ump.edu.vn/ ?Content=ChiTietBai&idBai=15983
5. Ho CL, Ju TR, Lee CC, et al. The Early Dynamic Change in Cardiac Enzymes and Renal Function Is Associated with Mortality in Patients with Fulminant Myocarditis on Extracorporeal Membrane Oxygenation: Analysis of a Single Center’s Experience. Healthcare. 2022; 10(6):1063. doi:10.3390/healthcare10061063
6. Liu C, Wang Z, Chen K, et al. The absolute and relative changes in high-sensitivity cardiac troponin I are associated with the in-hospital mortality of patients with fulminant myocarditis. BMC Cardiovasc Disord. 2021;21(1):571. doi:10.1186/s12872-021-02386-8
7. Peretto G, Sala S, Rizzo S, et al. Arrhythmias in myocarditis: State of the art. Heart Rhythm. 2019; 16(5):793-801. doi:10.1016/j.hrthm.2018.11.024