TRẦM CẢM CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ KHU VỰC MIỀN NAM TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Nguyễn Tuấn Hưng1,, Trần Trung Hà1, Nguyễn Thị Thanh Tuyền1, Nguyễn Mạnh Phát1, Nguyễn Tuấn Đại1, Cao Thị Vịnh1, Nguyễn Thị Thu Linh1, Lê Đức Khiêm1, Vũ Văn Thuấn1, Nguyễn Thị Thuận1, Hoàng Minh Thiền1, Tạ Lê Mai Hậu1, Lê Thị Bích Vân1, Trịnh Thị Lệ Thủy1, Lê Quang Quỳnh1, Lê Văn Tiến1, Nguyễn Thị Phương2, Nguyễn Kim Oanh2, Vũ Thị Thanh Mai2, Phạm Tiến Nam2
1 Bệnh viện Tâm thần TW 1
2 Trường Đại học Y tế công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng trầm cảm của nhân viên y tế khu vực miền Nam trong đại dịch COVID-19 và xác định một số yếu tố liên quan đến thực trạng trầm cảm của nhân viên y tế khu vực miền Nam trong đại dịch COVID-19. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang, được tiến hành từ tháng 06/2022 đến tháng 12/2022. Thông tin định lượng được thu thập với sự tham gia của 280 nhân viên y tế đến từ 01 bệnh viện tuyến tỉnh ở Thành phố Hồ Chí Minh và 01 bệnh viện tuyến tỉnh ở tỉnh Bình Dương, miền Nam Việt Nam. Thực trạng trầm cảm của nhân viên y tế trong đại dịch COVID-19 trong nghiên cứu được xác định bằng Thang đo DASS 21. Kết quả: Tỉ lệ nhân viên y tế được đánh giá có dấu hiệu trầm cảm trong đại dịch COVID-19 là 42,1%. Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố liên quan đến trầm cảm của nhân viên y tế trong đại dịch COVID-19 như tình hình tài chính, sống cùng bạn bè, có tiền sử mắc bệnh mạn tính và gặp sự kiện gây ra căng thẳng trong năm qua. Kết luận: Việc nhận biết các dấu hiệu trầm cảm ở nhân viên y tế trong đại dịch COVID-19 là quan trọng để thiết kế các chương trình và mô hình nhằm giảm nhẹ hậu quả đối với sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế trong đại dịch COVID-19.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. WHO Coronavirus (COVID-19) Dashboard 2021 [12 July 2021]. Available from: https://covid19.who.int/.
2. Bộ Y tế. Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp Covid-19 Hà Nội: Bộ Y tế; 2021 [12/07/2021]. Available from: https://ncov.moh.gov.vn/.
3. Luceño-Moreno L, Talavera-Velasco B, García-Albuerne Y, Martín-García J. Symptoms of posttraumatic stress, anxiety, depression, levels of resilience and burnout in Spanish health personnel during the COVID-19 pandemic. International journal of environmental research and public health. 2020;17(15):5514.
4. Lenzo V, Quattropani MC, Sardella A, Martino G, Bonanno GA. Depression, anxiety, and stress among healthcare workers during the COVID-19 outbreak and relationships with expressive flexibility and context sensitivity. Frontiers in Psychology. 2021;12:348.
5. Lovibond SH, Lovibond PF. Manual for the depression anxiety stress scales: Psychology Foundation of Australia; 1996.
6. Antony MM, Bieling PJ, Cox BJ, Enns MW, Swinson RP. Psychometric properties of the 42-item and 21-item versions of the Depression Anxiety Stress Scales in clinical groups and a community sample. Psychological assessment. 1998;10(2):176.
7. Zou G. A modified poisson regression approach to prospective studies with binary data. American journal of epidemiology. 2004;159(7):702-6.
8. Wilson W, Raj JP, Rao S, Ghiya M, Nedungalaparambil NM, Mundra H, et al. Prevalence and predictors of stress, anxiety, and depression among healthcare workers managing COVID-19 pandemic in India: a nationwide observational study. Indian Journal of Psychological Medicine. 2020;42(4):353-8.