THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TỚI MỘT SỐ BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN TẠI BỆNH VIỆN TỈNH THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2017 – 2019
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả sự thay đổi của các thành phần gây ô nhiễm không khí tại tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2019 và Mô tả thực trạng một số bệnh đường hô hấp trên được ghi nhận tại bệnh viện tỉnh Thanh Hóa và mối tương quan với sự thay đổi các thành phần gây ô nhiễm không khí. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Các chỉ số quan trắc về không khí của tỉnh Thanh Hoá được thu thập tại Bộ Tài Nguyên và Môi trường giai đoạn 2017-2019. Số lượt khám bệnh ngoại trú và nội trú hàng ngày tại chuyên khoa Tai Mũi Họng bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá và một số bệnh viện, trạm y tế thôn của: Thành phố Thanh Hoá, thành phố Sầm Sơn, Bỉm Sơn được khảo sát, đánh giá thực tế hiện trường để thống kê, mô tả và so sánh tương quan các chỉ số về tình trạng không khí, bệnh Tai Mũi Họng 2017-2018-2019. Kết quả: Nồng độ SO2, NO2, bụi PM10, bụi lơ lửng trung bình vượt GHCP ở các khu dân cư cạnh bệnh viện tỉnh Thanh Hoá, bệnh viện Hợp Lực, thị xã Nghi Sơn, khu dân cư cạnh nhà máy xi măng Bỉm Sơn, làng nghề đá.. thường gấp 3 lần mức độ cho phép khu lọc hóa dầu Nghi Sơn (9584 µg/m3). Về tỉnh hình bệnh đường hô hấp trên: tuổi hay gặp nhất 15-59 chiếm 78,9%, tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi họng nhiều nhất là 51,7%, Có mối tương quan rất cao r = 0,977 (p=0,004) giữa chất ô nhiễm NO2 với bệnh viêm xoang cấp, giữa bụi lơ lửng và viêm mũi dị ứng r = 1,002.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ô nhiễm không khí, bệnh đường hô hấp trên, bụi lơ lửng, mối tương quan
Tài liệu tham khảo
2. WHO. Air pollution. Accessed September 24, 2022. https:// www.who.int/ health-topics/ air-pollution
3. Ô nhiễm không khí - Rối loạn chức năng hô hấp - Cẩm nang MSD - Phiên bản dành cho chuyên gia. Accessed September 24, 2022. https://www.msdmanuals.com/vi-vn
4. Pollution Assessment for Sustainable Practices in Applied Sciences and Engineering - 1st Edition. Accessed September 24, 2022. https:// www.elsevier.com/ books/ pollution-assessment-for-sustainable-practices-in-applied-sciences-and-engineering/mohamed/978-0-12-809582-9
5. An Association between Air Pollution and Mortality in Six U.S. Cities | NEJM. Accessed September 24, 2022. https://www.nejm.org/ doi/full/10.1056/nejm199312093292401
6. Katoto PDMC, Brand AS, Bakan B, et al. Acute and chronic exposure to air pollution in relation with incidence, prevalence, severity and mortality of COVID-19: a rapid systematic review. Environ Health. 2021;20(1):41. doi: 10.1186/ s12940-021-00714-1
7. Mutius E von, Sherrill DL, Fritzsch C, Martinez FD, Lebowitz MD. Air pollution and upper respiratory symptoms in children from East Germany. Eur Respir J. 1995;8(5):723-728.
8. Philip S, Martin RV, Snider G, et al. Anthropogenic fugitive, combustion and industrial dust is a significant, underrepresented fine particulate matter source in global atmospheric models. Environ Res Lett. 2017;12(4):044018. doi:10.1088/1748-9326/aa65a4
9. WHO. Air pollution. Accessed September 27, 2022. https://www.who.int/ health-topics/ air-pollution
10. Đoạn G. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia.: 191.