ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ ĐỘNG HỌC SÀN CHẬU Ở BỆNH NHÂN SA SINH DỤC NỮ

Hoàng Đình Âu1,, Lục Thị Huyền Ngọc2
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ động học sàn chậu ở bệnh nhân sa sinh dục nữ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 52 bệnh nhân có rối loạn chức năng sàn chậu trên lâm sàng, được chụp cộng hưởng từ động học sàn chậu và được chẩn đoán sa sinh dục tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 10/2021 đến 05/2023. Kết quả: Tuổi trung bình là 61.1±14.3, cao nhất là 90 tuổi và thấp nhất là 27 tuổi. Tỷ lệ sa sinh dục gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 50-80 tuổi (chiếm 65.4%). Tỷ lệ BN đã mãn kinh là 76.9%. Phần lớn (92.3%) bệnh nhân  sinh con theo đường âm đạo. Tỷ lệ sinh từ 2 con trở lên là 90.4%, tỷ lệ sinh từ 3 con trở lên là 40.4%. Có 4/52 BN có tiền sử cắt tử cung, chiếm 7.7%. Triệu chứng tại đường âm đạo hay gặp nhất là sờ thấy khối sa lồi khi gắng sức (chiếm 42.3%), tiếp đó là không sờ thấy khối sa lồi tại âm đạo (34.6%) và có đến 23.1% BN sờ thấy khối sa lồi liên tục tại âm đạo. Các BN không có triệu chứng tại đường tiết niệu chiếm 44.2%, tiếp đó triệu chứng tiểu khó chiếm 28.8%, tiểu són 25%, và ít gặp nhất là tiểu tiện không tự chủ 1.9%. Có 20/58 BN (chiếm 34.5%) không có triệu chứng rối loạn tiểu, các BN này đi khám do thấy có khối sa lồi ở âm đạo, hoặc phát hiện tình cờ sa sinh dục khi đi khám vì có triệu chứng rối loạn đại tiện. Hầu hết BN đi khám có triệu chứng táo bón (chiếm 63.5%). Cộng hưởng từ động sàn chậu bộc lộ rõ hình ảnh sa sinh dục ở thì tống phân. Độ hạ thấp tử cung tăng lên ở thì rặn so với thì nghỉ và tăng lên cùng với mức độ sa sinh dục p < 0.01. Kết luận: Cộng hưởng từ động sàn chậu cho thấy là phương pháp giúp đánh giá một cách toàn diện bệnh lý sa sinh dục và các bệnh lý sàn chậu khác đi kèm để từ đó giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. El Gharib (2018). Central and Lateral Cystocele. Iris Publ.
2. Võ Tấn Đức, Nguyễn Thị Thùy Linh, Phạm Ngọc Hoa (2009). CHT động trong đánh giá các bệnh lý vùng sàn chậu. Tạp Chí Học TP Hồ Chí Minh, 13:292-297.
3. Nguyễn Thị Mến (2020). Đặc điểm lâm sàng và cộng hưởng từ trong các bệnh lý sa sàn chậu. Trường Đại Học Hà Nội.
4. Ridgeway B., Walters M.D., Paraiso M.F.R. và cộng sự. (2008). Early experience with mesh excision for adverse outcomes after transvaginal mesh placement using prolapse kits. Am J Obstet Gynecol, 199(6), 703. e1-703. e7.
5. Kumar N.M., Khatri G., Christie A.L. và cộng sự. (2019). Supine magnetic resonance defecography for evaluation of anterior compartment prolapse: Comparison with upright voiding cystourethrogram. Eur J Radiol, 117, 95–101.
6. Nguyễn T.V. (2022), Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ động sàn chậu trong bệnh lý sa bàng quang ở nữ giới có rối loạn chức năng sàn chậu. Thesis.