ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VI NẾP NHĂN BỀ MẶT DA Ở NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH

Lê Tài Thế1,
1 Viện 69, Bộ tư lệnh Lăng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm hình thái vi nếp nhăn bề mặt da ở nam giới người Việt trưởng thành. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 100 người nam giới trưởng thành từ 20 đến 80 tuổi, chia làm 3 nhóm tuổi: (Người trẻ tuổi từ 20-39; Người trung niên từ 40 – 59 và người cao tuổi từ trên 60 tuổi). Phân tích hình ảnh vi nếp nhăn qua ảnh chụp từ bản đúc (replica) bằng silicon bề mặt da trên kính hiển vi điện tử Quét (SEM) tại Khoa Hình thái, Viện 69. Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm khoảng cách, chiều rộng và chiều sâu của các nếp nhăn da ở vị trí mặt trong cẳng tay và mu tay trên cùng đối tượng và so sánh theo từng nhóm tuổi. Kết quả: Nếp nhăn bề mặt da được cấu tạo chủ yếu gồm các đường chính và đường phụ. Các đường nếp nhăn chính chạy có hướng tương đồng nhau, đường phụ chạy ngang qua tạo thành các hình dạng kiểu “cấu trúc mắt lưới đa diện” với các hình đa giác, hình tam giác, tứ giác, hình thang và hình chữ nhật. Hình dạng, kết cấu gồm các đường gờ và rãnh cùng với chiều rộng, chiều sâu và khoảng cách của nó biến đổi theo lứa tuổi và theo khu vực giải phẫu. Kết luận: Đặc điểm hình thái vi nếp nhăn, chiều rộng chiều sâu và khoảng cách có sự thay đổi rõ rệt theo lứa tuổi và theo vị trí giải phẫu, bị tác động rõ rệt bởi sự lão hoá da. Các vùng da hở chịu tác động trầm trọng hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Gherardi A. A skin surface characterization system based on capacitive image analysis. University of Bologna; 2007.
2. Limbert G, Masen MA, Pond D, et al. Biotribology of the ageing skin—Why we should care. Biotribology. 2019;17:75-90. doi:10.1016/j.biotri.2019.03.001
3. Limbert G, Kuhl E. On skin microrelief and the emergence of expression micro-wrinkles. Soft Matter. Feb 21 2018;14(8):1292-1300. doi:10.1039/ c7sm01969f
4. Contet JL. A histological study of human wrinkle structures: comparison between sun exposed areas of the face, with or without wrinkles, and sun-protected areas. British Journal of Dermatology 1999;140:1038–1047.
5. Suprijanto, Nadhira; V. Digital Dermatoscopy Method Human Skin Roughness analysis. ITB J ICT. 2011;5(1):57-71.
6. Rittié L, Fishe; GJ. UV-light-induced signal cascades and skin aging. Ageing Research Reviews. 2002;1(USA):705–720.
7. Poljšak B, Dahmane; RG. Intrinsic skin aging: The role of oxidative stress. Acta Dermatovenerol APA. 2012;21:33-36. doi:10.2478/v10162-012-0009-0
8. Fisher GJ, Quan T, Purohit T, et al. Collagen fragmentation promotes oxidative stress and elevates matrix metalloproteinase-1 in fibroblasts in aged human skin. Am J Pathol. Jan 2009; 174(1):101-14. doi:10.2353/ajpath.2009.080599
9. Chung JH. Aging and photoaging. J Am Acad Dermatol. 2003;49(4):690-698. doi:10.1016/S0190-9622(03)02127-3
10. Lavker RM, Zheng P, Dong G. Aged Skin: A Study by Light, Transmission Electron, and Scanning Electron Microscopy. Journal of Investigative Dermatology. 1987;88(3):44-51. doi:10.1038/jid.1987.9