TÌNH TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ HELICOBACTER PYLORI THEO KHÁNG SINH ĐỒ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Đào Ngọc Linh1, Lê Văn Cơ1,, Trần Ngọc Ánh2
1 Bệnh viện E
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả tình trạng kháng kháng sinh và hiệu quả tiệt trừ H. pylori theo kết quả kháng sinh đồ. Nghiên cứu hồi cứu mô tả gồm 86 ca nhiễm H. pylori thất bại với ít nhất 2 đợt điều trị trước, được nuôi cấy thành công làm kháng sinh đồ bằng phương pháp E-test và điều trị theo kháng sinh đồ từ tháng 8/2020 đến tháng 12/2022 tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả cho thấy: tỉ lệ kháng ít nhất 1 loại kháng sinh là 97,7%, thay đổi với từng loại Clarithromycin (CLR), Amoxicilin (AMX), Levofloxacin (LVX), Tetracyclin (TE), Metronidazol (MTZ) lần lượt là 96,5%, 52,3%, 44,2%, 1% và 0%; tỉ lệ đa kháng là 73,3%, chủ yếu kháng kép AMX và CLR lên đến 52,3%, kháng kép MTZ và TE là thấp nhất ~1% ). Phác đồ chủ yếu sử dụng là phác đồ 4 thuốc có Bismuth (PTMB) chiếm 57,0%. Tỉ lệ bệnh nhân theo dõi kiểm tra lại test hơi thở sau điều trị là 33 bệnh nhân (38,3% ), thành công sau phác đồ đầu tiên theo thiết kế nghiên cứu (PP) là 75,76%, theo ý định điều trị (ITT) là 29,07%. Tuy nhiên bệnh nhân thất bại lần đầu sau khi được điều chỉnh thuốc theo kết quả kháng sinh đồ lần 2, tỉ lệ tiệt trừ thành công theo PP là 96,55% và theo ITT là 32,56%. Kết luận: Bệnh nhân thất bại sau 2 phác đồ điều trị H. pylori, được chỉ định cấy tìm hiểu tỷ lệ kháng kháng sinh và sử dụng kháng sinh theo khuyến cáo của hội tiêu hóa Mỹ và Việt nam, cho kết quả khả quan với tỷ lệ diệt trừ đạt trên 90%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kusters JG, van Vliet AHM, Kuipers EJ. Pathogenesis of Helicobacter pylori Infection. Clin Microbiol Rev. 2006;19(3):449-490.
2. Jr Warren W, B. Mashall M. Unidentified curved bacilli on gastric epithelium in active chronic gastritis. Lancet (London, England). 1983;1(8336). Accessed April 15, 2022.
3. Pellicano R, Franceschi F, Saracco G, Fagoonee S, Roccarina D, Gasbarrini A. Helicobacters and Extragastric Diseases. Helicobacter. 2009;14:58-68.
4. De Francesco V, Giorgio F, Hassan C, et al. Worldwide H. pylori antibiotic resistance: a systematic review. J Gastrointestin Liver Dis. 2010;19(4):409-414.
5. Malfertheiner P, Megraud F, O’Morain CA, et al. Management of Helicobacter pylori infection-the Maastricht V/Florence Consensus Report. Gut. 2017;66(1):6-30.
6. Ghotaslou R, Leylabadlo HE, Asl YM. Prevalence of antibiotic resistance in Helicobacter pylori: A recent literature review. World Journal of Methodology. 2015;5(3):164.
7. Binh TT, Shiota S, Nguyen LT, et al. The Incidence of Primary Antibiotic Resistance of Helicobacter pylori in Vietnam. Journal of Clinical Gastroenterology. 2013;47(3):233-238.
8. Đặng Ngọc Quý Huệ. Nghiên cứu tỷ lệ kháng Clarithromycin, Levofloxcin cảu Helicobacter pylori bằng Epsilometer và hiệu quả của phác đồ EBMT ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn. 2018.
9. Nguyễn Thị Chi, Trần Ngọc Ánh, Trần Duy Hưng. Tình hình kháng kháng sinh của Helicobacter pylori tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 2017-2019. Tạp chí Y học thực hành. 2020;1133:92-96.
10. Nguyễn Thị Chi, Trần Ngọc Ánh. Nghiên cứu kháng kháng sinh và đánh giá hiệu quả điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori theo kháng sinh đồ. Luận văn chuyên khoa cấp 2. Trường Đại học Y Hà Nội; 2020. Accessed June 8, 2023.