GIÁ TRỊ SINH THIẾT LÕI KIM DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM CÁC TỔN THƯƠNG VÚ PHÂN ĐỘ BI-RADS 4, 5

Nghiêm Phương Thảo1,, Nguyễn Ngọc Bích Trâm1, Lê Hoàng Huy1, Bùi Anh Thắng1
1 Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm hình ảnh tổn thương vú gợi ý ác tính theo thuật ngữ của hội điện quang Hoa kỳ (ACR-American collegue of Radiology) khi làm sinh thiết lõi kim (STLK) dưới hướng dẫn siêu âm (SA), đồng thời nhận xét thành công và tai biến của phương pháp này. Phương pháp: nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca. Tất cả 186 bệnh nhân nữ đến khám và siêu âm tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh được chẩn đoán tổn thương vú BIRADS 4,5 trên siêu âm được chỉ định sinh thiết lõi kim và có kết quả giải phẫu bệnh từ tháng 05/2020 đến 05/2021. Kết quả: Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 52,3 tuổi, độ tuổi mắc bệnh cao nhất ở nhóm từ 40 - 49 tuổi (chiếm 30%). 38% bệnh nhân có thời gian từ khi phát hiện đến lúc khám 1-<6 tháng. Tỷ lệ phân bố phải, trái của bướu gần tương đương nhau: trái 46,24%, phải 43,55%. Đa số bướu có kích thước >20-40mm ở thời điểm phát hiện, chiếm 40,86%. Tỉ lệ ác tính trong các nhóm bệnh lần lượt là: 4A (4,3%), 4B (18,3%), 4C (33,3%), 5 (27,5%). Các đặc điểm trên SA của bướu ác tính là: hình dạng không đều (94,84%), trục không song song (98,06%), bờ đa cung nhỏ (52,9%), phản âm bướu kém (85,16%), phản âm sau bướu dạng kết hợp (65,81%), vi vôi hoá trong bướu (45,81%). Có sự khác biệt có ý nghĩa về các đặc điểm hình ảnh SA giữa hai nhóm ác tính và lành tính. Đa số BN được lấy 5 lõi ST (59%). Có 3 BN bị tai biến nhẹ (2 TH chảy máu và 1 TH tụ máu). Kết quả giải phẫu bệnh (GPB) cho thấy carcinoma chiếm tỉ lệ cao nhất (78,49%). Kết luận: STLK dưới hướng dẫn SA là phương pháp giúp chẩn đoán xác định ung thư vú với tỉ lệ biến chứng thấp, giúp bác sĩ lâm sàng lập kế hoạch điều trị thích hợp cho mỗi bệnh nhân 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Costantini M, Belli P, Ierardi C, Franceschini G, La Torre G, Bonomo L. Solid breast mass characterisation: use of the sonographic BI-RADS classification. La radiologia medica. 2007;112(6):877-94.
2. Elverici E, Barça AN, Aktaş H, Özsoy A, Zengin B, Çavuşoğlu M, et al. Nonpalpable BI-RADS 4 breast lesions: sonographic findings and pathology correlation. Diagnostic and Interventional Radiology. 2015;21(3):189.
3. Hoagland LF, Hitt RA. Techniques for ultrasound-guided, percutaneous core-needle breast biopsy. Appl Radiol. 2013;42:14-9.
4. Hoàng Đức Quyền. Giá trị tế bào học qua thủ thuật chọc hút tế bào bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm trong chẩn đoán ung thư vú. Tạp chí ung thư học Việt Nam. 2011:461-7.
5. Kim E-K, Ko KH, Oh KK, Kwak JY, You JK, Kim MJ, et al. Clinical application of the BI-RADS final assessment to breast sonography in conjunction with mammography. American journal of roentgenology. 2008;190(5):1209-15.
6. Mông Thị Hồng Yến. Đối chiếu tổn thương vú không sờ thấy xếp BI-RADS 4 trên siêu âm với mô bệnh học. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú: Đại học YD TPHCM; 2019.
7. Nguyễn Thị Hồng Ánh. Giá trị của FNA trên siêu âm bệnh nhân nữ dưới 35 tuổi có tổn thương vú BIRADS 4,5. Luận văn chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. 2020.
8. Okoli C, Ebubedike U, Anyanwu S, Chianakwana G, Emegoakor C, Ukah C, et al. Ultrasound-Guided Core Biopsy of Breast Lesions in a Resource Limited Setting: Initial Experience of a Multidisciplinary Team. European Journal of Breast Health. 2020;16(3):171.
9. Paola Pagni FS, Simona Barberi, Giuliana Caprio, Carlo Paglicci. Use of Core Needle Biopsy rather than Fine-Needle Aspiration Cytology in the Diagnostic Approach of Breast Cancer. Case Rep Oncol. 2014;7:452-58.
10. Phạm Tuấn Mạnh. Đánh giá sự tương hợp của sinh thiết lõi kim và giải phẫu bệnh trong chẩn đoán carinome vú. Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 2016.