NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN GIÁP THỂ BIỆT HÓA XÂM LẤN VỎ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG PHẪU THUẬT

Vũ Anh Hải1,, Mai An Giang2
1 Bệnh viện Quân Y 103
2 Bệnh viện TWQĐ 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, siêu âm và tổn thương trong mổ của bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến giáp thể biệt hóa có khối u xâm lấn, phá vỡ bao tuyến giáp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả trên 83 bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa được phẫu thuật tại Bệnh viện 108, thời gian từ 1/2019 đến 03/2021. Kết quả: Tuổi trung bình là 45,4 ± 12,2, tỷ lệ nữ/nam là 7,3/1. Triệu chứng khàn tiếng chiếm tỷ lệ 8,7%. Kết quả siêu âm: đường kính u ≤ 20mm chiếm chủ yếu (85,5%); hình ảnh khối giảm âm, vi vôi hóa và bờ không đều chiếm tỷ lệ cao, lần lượt là 77,1%, 72,3% và 71,1%; phân nhóm Ti-rads IV và V chiếm chủ yếu (tỷ lệ 90,4%); khối u phá vỡ bao tuyến giáp tỷ lệ 15,7%. Tổn thương xác định trong mổ bao gồm: phá vỡ bao tuyến xâm lấn vào tổ chức liên kết 31,3%, xâm lấn vào cơ 39,8%, xâm lấn vào các cấu trúc lân cận, gồm dây thần kinh quặt ngược (tỷ lệ 25,3%), khí quản (14,5%) và thực quản (8,4%). Tình trạng xâm lấn có thể xảy ra rất sớm, ngay khi kích thước khối u ≤10mm (24 BN, chiếm 28,9%). Kết luận: Triệu chứng khàn tiếng, hình ảnh phá vỡ vỏ trên siêu âm chiếm tỷ lệ thấp ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa xâm lấn vỏ. Tình trạng xâm lấn các cấu trúc lân cận chiếm tỷ lệ cao (48,2%), gặp cả khi khối u có đường kính nhỏ ≤10mm (tỷ lệ 28,9%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Roka R. Surgical treatment of locally advanced thyroid cancer. Innovative surgical sciences. Mar 2020;5(1-2):27-34. doi:10.1515/iss-2020-0012
2. Đỗ Quang Trường. Nghiên cứu điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa bằng phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp và các mức liều I131 hủy mô giáp. Học viện Quân Y; 2013.
3. Li G, Li R, Song L, et al. Implications of Extrathyroidal Extension Invading Only the Strap Muscles in Papillary Thyroid Carcinomas. Thyroid: official journal of the American Thyroid Association. Jan 2020;30(1):57-64. doi: 10.1089/ thy.2018.0801
4. Marques B, Martins RG, Couto J, Santos J, Martins T, Rodrigues F. Microscopic extrathyroid extension in papillary thyroid carcinoma: impact on response to therapy. Archives of endocrinology and metabolism. Apr 2020; 64(2): 144-149. doi: 10.20945/ 2359-3997000000210
5. Na H-S, Kwon H-K, Shin S-C, et al. Clinical outcomes of T4a papillary thyroid cancer with recurrent laryngeal nerve involvement: a retrospective analysis. Scientific Reports. 2021/03/23 2021; 11(1): 6707. doi: 10.1038/ s41598-021-86226-x
6. Park J-O, Kim JH, Joo YH, et al. Guideline for the Surgical Management of Locally Invasive Differentiated Thyroid Cancer From the Korean Society of Head and Neck Surgery. Clin Exp Otorhinolaryngol. 2 2023;16(1):1-19. doi: 10.21053/ ceo.2022.01732
7. Tuttle RM, Haugen B, Perrier ND. Updated American Joint Committee on Cancer/Tumor-Node-Metastasis Staging System for Differentiated and Anaplastic Thyroid Cancer (Eighth Edition): What Changed and Why? Thyroid: official journal of the American Thyroid Association. Jun 2017;27(6):751-756. doi:10.1089/thy.2017.0102
8. Shimamoto K, Satake H, Sawaki A, Ishigaki T, Funahashi H, Imai T. Preoperative staging of thyroid papillary carcinoma with ultrasonography. European journal of radiology. Nov 1998;29(1):4-10. doi:10.1016/s0720-048x(97)00184-8
9. Tomoda C, Uruno T, Takamura Y, et al. Ultrasonography as a method of screening for tracheal invasion by papillary thyroid cancer. Surgery today. 2005; 35(10): 819-22. doi: 10.1007/ s00595-005-3037-0