MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VỚI HIỆU QUẢ CỦA LASER VI PHÂN PICO GIÂY ND:YAG 1064NM TRONG ĐIỀU TRỊ LÃO HÓA DA

Lê Thái Vân Thanh1,2, Nguyễn Phương Thảo2,, Nguyễn Thị Kiều Trang2
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đại học Y Dược, TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Lão hóa da là một tiến trình tự nhiên xảy ra khi cơ thể già đi. Đây là một tiến trình sinh học phức tạp, chịu ảnh hưởng bởi sự kết hợp của các yếu tố nội sinh (gien, chuyển hóa tế bào, nội tiết tố) và các nhân tố ngoại sinh (ánh nắng mặt trời, tiếp xúc hóa chất, stress…). Tại Việt Nam, laser picô giây được sử dụng ngày càng phổ biến trong trẻ hóa da. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào được thực hiện để xác định mối tương quan giữa các yếu tố dịch tễ, đặc điểm lâm sàng, thông số điều trị với hiệu quả và tính an toàn của laser vi phân pico giây Nd:YAG 1064nm trong điều trị lão hóa da. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca với theo dõi dọc. Chúng tôi sử dụng laser vi phân Pico giây Nd:YAG1064nm và đánh giá hiệu quả thông qua các chỉ số đo trên máy VISIA và theo nhận xét chủ quan của bệnh nhân. Kết quả: Không có sự liên quan giữa tuổi, giới, thời gian tiếp xúc ánh nắng mặt trời, thói quen đeo khẩu trang, thoa kem chống nắng, phân độ lão hóa da với mức độ cải thiện theo đánh giá chủ quan của bệnh nhân. Về mối liên quan giữa đặc điểm dịch tễ, lâm sàng với các chỉ số đo trên máy VISIA, kết quả ghi nhận những bệnh nhân tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trên 60 phút đạt hiệu quả điều trị thấp hơn về đốm UV, những bệnh nhân không hoặc thỉnh thoảng đeo khẩu trang không đạt hiệu quả điều trị cao về đốm so với các nhóm còn lại (p<0,05). Kết luận: Những bệnh hân tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trên 60 phút đạt hiệu quả điều trị thấp hơn về đốm UV, những bệnh nhân không hoặc thỉnh thoảng đeo khẩu trang không đạt hiệu quả điều trị cao về đốm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Contet-Audonneau, J., C. Jeanmaire, and G. Pauly, A histological study of human wrinkle structures: comparison between sun-exposed areas of the face, with or without wrinkles, and sun-protected areas. The British Journal of Dermatology, 1999. 140(6): p. 1038-1047.
2. Fisher, G.J., et al., Pathophysiology of premature skin aging induced by ultraviolet light. New England Journal of Medicine, 1997. 337(20): p. 1419-1429.
3. Guss, L., M.P. Goldman, and D.C. Wu, Picosecond 532 nm neodymium-doped yttrium aluminium garnet laser for the treatment of solar lentigines in darker skin types: safety and efficacy. Dermatologic Surgery, 2017. 43(3): p. 456-459.
4. Gescheider, G.A., et al., The effects of aging on information-processing channels in the sense of touch: I. Absolute sensitivity. Somatosensory & motor research, 1994. 11(4): p. 345-357.
5. Haedersdal, M., et al., Ultraviolet exposure influences laser-induced wounds, scars, and hyperpigmentation: a murine study. Plastic and reconstructive surgery, 1998. 101(5): p. 1315-1322.
6. Beckage, B., T.E. Buckley, and M.E. Beckage, Prevalence of face mask wearing in northern Vermont in response to the COVID-19 pandemic. Public Health Reports, 2021. 136(4): p. 451-456.
7. Parrado, C., et al., Environmental stressors on skin aging. Mechanistic insights. Frontiers in pharmacology, 2019. 10: p. 759.
8. Manuskiatti, W., et al., Objective and long‐term evaluation of the efficacy and safety of a 1064‐nm picosecond laser with fractionated microlens array for the treatment of atrophic acne scar in Asians. Lasers in Surgery and Medicine, 2021. 53(7): p. 899-905.
9. Schomacker, K. and J.D. Bhawalkar, Mechanisms of Action of Fractionated 532nm and 1064nm Picosecond Laser for Skin Rejuvenation.
10. Habbema, L., et al., Minimally invasive non‐thermal laser technology using laser‐induced optical breakdown for skin rejuvenation. Journal of biophotonics, 2012. 5(2): p. 194-199.
11. Bernstein, E.F., et al., Treatment of Photoaging With a Dual-Wavelength, 532 nm and 1,064 nm Picosecond-Domain Laser Producing a Fractionated Treatment Beam Using a Holographic Optic. Journal of Drugs in Dermatology: JDD, 2017. 16(11): p. 1077-1082.