KẾT QUẢ ỨNG DỤNG ĐO ÁP LỰC HẬU MÔN TRỰC TRÀNG ĐỘ PHÂN GIẢI CAO TRONG CHẨN ĐOÁN CÁC BỆNH LÝ CHỨC NĂNG HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

Đào Việt Hằng 1,2,, Đỗ Nhật Phương 2, Trịnh Tố Trâm 2, Đào Văn Long 1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hoá, Gan mật

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này mô tả dịch tễ các bất thường về rối loạn chức năng vùng hậu môn trực tràng, các đặc điểm trên đo áp lực hậu môn trực tràng độ phân giải cao (HRAM) và so sánh các đặc điểm HRAM giữa hai nhóm bình thường và rối loạn đồng vận phản xạ rặn (RLĐVPXR). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả trên 204 bệnh nhân có chỉ định đo HRAM từ tháng 8/2020 đến tháng 1/2023. Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 70 nam và 134 nữ, tuổi trung bình 51,0 ± 16,0. 78,4% bệnh nhân có triệu chứng đi ngoài không hết phân và trên 50% bệnh nhân có rối loạn thói quen đại tiện. Các đặc điểm HRAM về chiều dài ống hậu môn, trương lực CTHM, áp lực CTHM khi thít trong giới hạn bình thường và có sự khác biệt ở nam giới và nữ giới. RLĐVPXR type II phổ biến nhất và có sự khác biệt về các ngưỡng cảm nhận trực tràng ở nhóm bình thường và nhóm có RLĐVPXR. Kết luận: RLĐVPXR type II phổ biến nhất. Có sự khác biệt về đặc điểm HRAM giữa nam và nữ, ở nhóm bình thường và nhóm RLĐVPXR.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đào Việt Hằng, Lưu Thị Minh Huế, và Đào Văn Long(2020), "Đánh giá áp lực cơ thắt hậu môn, ngưỡng cảm nhận trực tràng và phản xạ rặn ở những bệnh nhân có rối loạn về đại tiện", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Vn. 62(9), pp. 20-25.
2. Bùi Thanh Tùng, Nguyễn Thị Thanh Hương, và Đào Việt Hằng (2020), "Đánh giá kết quả đo áp lực hậu môn trực tràng độ phân giải cao ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy", Tạp chí Y học Việt Nam. 495, pp. 235-239.
3. Cao Nhật Linh, Đào Việt Hằng, và Đào Văn Long (2022), "Áp lực và tình trạng nhận cảm của cơ thắt hậu môn ở bệnh nhân rối loạn đồng vận phản xạ rặn trên đo áp lực hậu môn trực tràng độ phân giải cao", Tạp chí Nghiên cứu y học. 160 (12V1), pp. 205-211.
4. Suares, N. C. and Ford, A. C. (2011), "Prevalence of, and risk factors for, chronic idiopathic constipation in the community: systematic review and meta-analysis", Am J Gastroenterol. 106(9), pp. 1582-91; quiz 1581, 1592.
5. Rao, S. S. and Patcharatrakul, T. (2016), "Diagnosis and Treatment of Dyssynergic Defecation", J Neurogastroenterol Motil. 22(3), pp. 423-35.
6. Carrington, E. V., et al. (2020), "The international anorectal physiology working group (IAPWG) recommendations: Standardized testing protocol and the London classification for disorders of anorectal function", Neurogastroenterol Motil. 32(1), p. e13679.
7. Cuong, L. M., et al. (2021), "Normal values for high-resolution anorectal manometry in healthy young adults: evidence from Vietnam", BMC Gastroenterol. 21(1), p. 295.