ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI BẰNG THANG ĐIỂM CRAF

Đỗ Minh Phương1,, Nguyễn Văn Hùng 1,2, Bùi Hải Bình 2, Trần Huyền Trang 1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hội chứng dễ bị tổn thương (HCDBTT) và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp bằng thang điểm CRAF. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 110 bệnh nhân được chẩn đoán viêm cột sống dính khớp theo tiêu chuẩn của New York cải tiến – 1984, điều trị nội trú tại Trung tâm Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 05 năm 2023. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có HCDBTT chiếm 69,1%, trong đó tỷ lệ HCDBTT mức độ nhẹ 33,6%, vừa là 27,3% và nặng 8,2%. Trong 10 tiêu chí của HCDBTT theo thang điểm CRAF: hạn chế hoạt động thể chất, triệu chứng đau và đa thuốc chiếm tỷ lệ cao, lần lượt là: 97,4%, 86,3%, và 69,1%. Về mối liên quan giữa mức độ HCDBTT và mức độ hoạt động bệnh: Trong nhóm bệnh hoạt động rất mạnh tỷ lệ bệnh nhân chẩn đoán HCDBTT mức độ vừa và nặng chiếm tỷ lệ cao nhất: 88,2% khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Kết luận: Tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp khá cao và có xu hướng tăng theo mức độ hoạt động bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fried LP, Ferrucci L, Darer J, Williamson JD, Anderson G. Untangling the concepts of disability, frailty, and comorbidity: implications for improved targeting and care. J Gerontol A Biol Sci Med Sci. 2004;59(3):255-263. doi:10.1093/ gerona/59.3.m255
2. Motta F, Sica A, Selmi C. Frailty in Rheumatic Diseases. Front Immunol. 2020;11:576134. doi:10.3389/fimmu.2020.576134
3. Salaffi F, Di Carlo M, Farah S, Carotti M. The Comprehensive Rheumatologic Assessment of Frailty (CRAF): development and validation of a multidimensional frailty screening tool in patients with rheumatoid arthritis. Clin Exp Rheumatol. 2020; 38(3):488-499.
4. Gran JT, Husby G, Hordvik M. Prevalence of ankylosing spondylitis in males and females in a young middle-aged population of Tromsø, northern Norway. Ann Rheum Dis. 1985;44(6):359-367. doi:10.1136/ard.44.6.359
5. Will R, Edmunds L, Elswood J, Calin A. Is there sexual inequality in ankylosing spondylitis? A study of 498 women and 1202 men. J Rheumatol. 1990;17(12):1649-1652.
6. Wang M, Xu S, Zhang X, et al. Association of TLR7 gene copy number variations with ankylosing spondylitis in a Chinese population: a case control study. Clin Exp Rheumatol. 2018;36(5):814-819.
7. Lieber SB, Navarro-Millán I, Rajan M, et al. Prevalence of Frailty in Ankylosing Spondylitis, Psoriatic Arthritis, and Rheumatoid Arthritis: Data from a National Claims Dataset. ACR Open Rheumatol. 2022;4(4):300-305. doi:10.1002/ acr2.11388
8. Salaffi F, Farah S, Di Carlo M. Frailty syndrome in rheumatoid arthritis and symptomatic osteoarthritis: an emerging concept in rheumatology. Acta Bio-Medica Atenei Parm. 2020;91(2):274-296. doi:10.23750/abm.v91i2.9094