ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SỚM TRÊN BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG

Nguyễn Thị Mỹ Linh 1,, Nguyễn Thị Kim Liên 1,2, Phạm Đình Phương 2, Hà Thị Hương Giang 3
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
3 Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng sớm trên bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên các bệnh nhân chấn thương sọ não nặng được điều trị tại khoa hồi sức tích cực(ICU) và khoa Phẫu thuật thần kinh bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ tháng 05/2022 – 05/2023. Bệnh nhân được tập phục hồi chức năng sớm, đánh giá tại thời điểm 1 tháng và 3 tháng. Kết quả: Sau 1 tháng, 3 tháng điều trị, bệnh nhân có sự cải thiện rõ rệt về mức độ thức tỉnh (Glasgow); mức độ vận động theo thang điểm Fugl-Meyer( FMA); chức năng sinh hoạt hàng ngày và tình trạng khuyết tật theo thang điểm Extended Rivermead Behavioural Inventory (ERBI), tuy nhiên không cải thiện tình trạng co cứng của bệnh nhân theo thang điểm Ashworth(MAS). Không có báo cáo nào về tác dụng không mong muốn trong quá trình can thiệp. Kết luận: Phục hồi chức năng sớm trên bệnh nhân chấn thương sọ não nặng giúp bệnh nhân có sự cải thiện rõ rệt về mức độ thức tỉnh, mức độ vận động và chức năng sinh hoạt hàng ngày và tình trạng khuyết tật, giúp duy trì tình trạng co cứng của bệnh nhân không tăng lên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Choi JH, Jakob M, Stapf C, Marshall RS, Hartmann A, Mast H. Multimodal early rehabilitation and predictors of outcome in survivors of severe traumatic brain injury. J Trauma. 2008;65(5):1028-1035. doi:10.1097/ TA.0b013e31815eba9b
2. Hoffmann B, Düwecke C, von Wild KRH. Neurological and social long-term outcome after early rehabilitation following traumatic brain injury. 5-year report on 240 TBI patients. Acta Neurochir Suppl. 2002;79:33-35. doi: 10.1007/978-3-7091-6105-0_6
3. Kreitzer N, Rath K, Kurowski BG, et al. Rehabilitation Practices in Patients With Moderate and Severe Traumatic Brain Injury. J Head Trauma Rehabil. 2019;34(5):E66-E72. doi:10.1097/HTR.0000000000000477
4. Lưu Quang Thùy. Nghiên Cứu Vai Trò Doppler Xuyên Sọ Trong Xác Định Áp Lực Nội Sọ và Xử Trí Co Thắt Mạch Não ở Bệnh Nhân CTSN Nặng. Luận Án Tiến Sỹ Đại Học Y Hà Nội. 2016.
5. Enslin JMN, Rohlwink UK, Figaji A. Management of Spasticity After Traumatic Brain Injury in Children. Front Neurol. 2020;11:126. doi:10.3389/fneur.2020.00126
6. Fan M chao, Li S fang, Sun P, et al. Early Intensive Rehabilitation for Patients with Traumatic Brain Injury: A Prospective Pilot Trial. World Neurosurg. 2020;137:e183-e188. doi:10.1016/j.wneu.2020.01.113
7. Formisano R, Azicnuda E, Sefid MK, Zampolini M, Scarponi F, Avesani R. Early rehabilitation: benefits in patients with severe acquired brain injury. Neurol Sci. 2017;38(1):181-184. doi:10.1007/s10072-016-2724-5
8. Bartolo M, Bargellesi S, Castioni CA, et al. Early rehabilitation for severe acquired brain injury in intensive care unit: multicenter observational study. Eur J Phys Rehabil Med. 2016; 52(1):90-100.