ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG COVID-19 KÉO DÀI TẠI PHÒNG KHÁM HÔ HẤP - BỆNH VIỆN TÂM ANH

Nguyễn Văn Ngân 1,, Phan Thu Phương 1, Ngô Quý Châu 2, Chu Thị Hạnh 2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Tâm Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: COVID-19 là đại dịch toàn cầu gây tổn hại nặng nề cho tính mạng, sức khỏe con người. Một số người sau khi khỏi bệnh COVID-19 xuất hiện các triệu chứng dai dẳng hoặc mới kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng được gọi là “COVID kéo dài”. Các nghiên cứu trên thế giới báo cáo tỷ lệ COVID-19 kéo dài dao động từ 10 – 30% và có thể kéo dài trên 1 năm. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh nhân có triệu chứng COVID-19 kéo dài. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân COVID-19 kéo dài. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân có triệu chứng COVID-19 kéo dài. Đối tượng và Phương pháp: Mô tả cắt ngang 172 bệnh nhân COVID-19 kéo dài tại phòng khám khoa Hô hấp - Bệnh viện Tâm Anh từ 2/2022 đến 10/2022. Kết quả: 1. Lâm sàng: Triệu chứng lâm sàng COVID-19 kéo dài hay gặp: mệt mỏi (57%), khó thở, hụt hơi (51,2%), ho (43,6%), đau ngực (27,3%), mất ngủ (25%) và rối loạn tập trung hay giảm khả năng tập trung, chú ý (25,3%). 2. Cận lâm sàng: Xét nghiệm máu: AST > 40 U/l (2,9%), ALT > 40U/l (4,1%), CRP > 0,5 mg/dl (10,1%), Ferritin >300 ng/ml (19,6%), D-dimer > 0,5 µg FEU/ml (9,9%). X-quang tim phổi (n=152): Dày thành phế quản (13,2%) đông đặc (3,9%), kính mờ (3,9%), nốt mờ (2,6%). Chụp CT ngực (n= 56): dải xơ, dải mờ nhu mô (37,5%), Giãn và dày thành phế quản (33,9%), kính mờ (21,4%), nốt mờ (19,6%) và đông đặc (10,7%), xơ phổi (8,9%); Chức năng thông khí: 18,02% hướng tới rối loạn thông khí hạn chế, 5,81% rối loạn thông khí tắc nghẽn; Test đi bộ 6 phút (n = 93): 87,1% giảm quãng đường đi được sau test, quãng đường đi được trung bình: 468,05 ± 61,12 (m). Kết luận: COVID-19 kéo dài là bệnh lý biểu hiện đa cơ quan gây ra các vấn đề sức khoẻ dai dẳng. Các triệu chứng thường gặp: Mệt mỏi, khó thở, hụt hơi, giảm quãng đường đi được sau test đi bộ 6 phút…Cần theo dõi và quản lý lâu dài các bệnh nhân có triệu chứng COVID-19 kéo dài.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. National Institute for Health and Care Excellence: Clinical Guidelines. In: COVID-19 rapid guideline: managing the long-term effects of COVID-19. London: National Institute for Health and Care Excellence (NICE). Copyright © NICE 2020.; 2020.
2. Hastie CE, Lowe DJ, McAuley A, et al. Outcomes among confirmed cases and a matched comparison group in the Long-COVID in Scotland study. Nature Communications. 2022;13(1):5663.
3. Taquet M, Dercon Q. Incidence, co-occurrence, and evolution of long-COVID features: A 6-month retrospective cohort study of 273,618 survivors of COVID-19. 2021;18(9):e1003773.
4. Arnold DT, Hamilton FW, Milne A, et al. Patient outcomes after hospitalisation with COVID-19 and implications for follow-up: results from a prospective UK cohort. 2021;76(4):399-401.
5. Garrigues E, Janvier P, Kherabi Y, et al. Post-discharge persistent symptoms and health-related quality of life after hospitalization for COVID-19. The Journal of infection. 2020;81(6):e4-e6.
6. Anastasio F, Barbuto S, Scarnecchia E, et al. Medium-term impact of COVID-19 on pulmonary function, functional capacity and quality of life. The European respiratory journal. 2021;58(3).
7. Trinkmann F, Müller M, Reif A, Kahn N. Residual symptoms and lower lung function in patients recovering from SARS-CoV-2 infection. 2021;57(2).
8. González J, Benítez ID, Carmona P, et al. Pulmonary Function and Radiologic Features in Survivors of Critical COVID-19: A 3-Month Prospective Cohort. Chest. 2021;160(1):187-198.