ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ MẤT VỮNG CỘT SỐNG THẮT LƯNG CÓ LOÃNG XƯƠNG BẰNG VÍT RỖNG CHÂN CUNG CÓ BƠM XI MĂNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị MVCSTL có chèn ép thần kinh về mặt lâm sàng, hình ảnh học và biến chứng của vít rỗng chân cung có bơm xi măng trong phẫu thuật cố định MVCSTL. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca tất cả (59 BN) các trường hợp bị MVCSTL có loãng xương (T-score < -2.5SD) đã được phẫu thuật bằng phương pháp hàn liên thân đốt lối sau với vít rỗng chân cung có bơm xi măng sinh học tại khoa Ngoại thần kinh bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 06/2015 đến tháng 06/2021. Kết quả: các triệu chứng lâm sàng trước phẫu thuật như đau lưng theo thang điểm VAS giảm từ 7,10 điểm xuống còn 2,56 điểm (giảm có ý nghĩa thống kê P < 0,05) và đau chân theo rễ thần kinh giảm từ 6,44 điểm xuống còn 1,67 điểm (giảm có ý nghĩa thống kê p < 0,05). Đi cách hồi thần kinh giảm 74,6% còn 6,8%, (giảm có ý nghĩa thống kê p < 0,05). Một số biến chứng được ghi nhận: rò xi măng, nhiễm trùng với tỉ lệ thấp. Kết quả theo thang điểm JOA: Rất tốt là 49,1%, tốt là 39%, trung bình là: 11,9%, không có trường hợp nào xấu. Tỉ lệ phục hồi theo JOA cải thiện nhiều ở BN 1 và 2 tầng và cao hơn đáng kể ở 3 tầng. Kết luận: Phương pháp bắt vít rỗng kèm bơm xi măng sinh học qua cuống có hiệu quả trong điều trị BN MVCSTL có loãng xương.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Mất vững cột sống thắt lưng (MVCSTL).
Tài liệu tham khảo

2. Nguyễn Thế Luyến (2010), “Kết quả phẫu thuật bệnh trượt đốt sống thắt lưng”, Y học TP.Hồ Chí Minh, Tập 14, phụ bản số 1, tr.257-261.

3. Nguyễn Vũ (2015), “Nghiên cứu điều trị trượt đốt sống thắt lưng bằng phương pháp cố định cột sống qua cuống kết hợp hàn xương liên thân đốt”, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.

4. El-Soufy, M., et al (2015), “Clinical and Radiological Outcomes of Transforaminal Lumbar Interbody Fusion in Low-Grade Spondylolisthesis”, J Spine Neurosurg, Volume 4, Issue 2, pp.2-6.

5. Galbusera F, Volkheimer D, Reitmaier S, Berger-Rosher N, Kienle A, Wilke HJ (2015), “Pedicle screw loosening: a clinically relevant complication?”, Euro Spine J, Volume 24, pp.1005-1016.

6. Lee YL, Yip KM, Kevin MH (1996), “The osteoporotic spine”, Clinical Orthop Relat Res, Volume 1, pp.91-97.

7. Sakaura, H., et al (2013), “Outcomes of 2-level posterior lumbar interbody fusion for 2-level degenerative lumbar spondylolisthesis: Clinical article”, Journal of Neurosurgery Spine, volume 19, issue 1, pp. 90-94.

8. Stoffel M., Behr M., Reinke A., Stuer C., Ringel F., Meyer B. (2010), “Pedicle screw-based dynamic stabilitation of the thoracolumbar spine wiyh the cosmic-systerm: a prospective observation”. Acta Neurochir (Wien), 152(5), pp. 835-843.

9. Waits C, Burton D, McIff T (2009). Cement augmentation of pedicle screw fixation using novel cannulated cement insertion device”. Spine, 34(14):E478-83.
