ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG THỂ TÍCH TUẦN HOÀN THÔNG QUA THEO DÕI HUYẾT ĐỘNG

Phan Tôn Ngọc Vũ 1,, Lê Hồng Chính 1, Dương Trung Hiếu 1, Nguyễn Đức Nam 1
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đánh giá chính xác tình trạng thể tích tuần hoàn cũng như khả năng đáp ứng với bù dịch là một mục tiêu quan trọng trong điều trị ở những người bệnh nặng. Tình trạng thiếu thể tích tuần hoàn có biểu hiện huyết áp thấp, giảm tưới máu mô thường được bác sĩ lâm sàng chú ý. Quá tải thể tích tuần hoàn cũng cần quan tâm vì liên quan đến kết cục xấu, do đó duy trì thể tích tuần hoàn bình thường là mục tiêu quan trọng trong thực hành lâm sàng. Hiện nay, đánh giá tình trạng thể tích tuần hoàn còn gặp nhiều khó khăn do chưa có một phương pháp đánh giá nào được cho là tiêu chuẩn vàng, tin cậy và dễ thực hiện tại giường để hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định điều trị. Do đó, sử dụng nhiều hơn một phương pháp theo dõi là rất quan trọng, đặc biệt các phương pháp có khả năng cung cấp giá trị cung lượng tim chính xác và đo theo thời gian thực. Bên cạnh đó, các bác sĩ lâm sàng cũng cần trang bị đầy đủ kiến thức để hiểu rõ ưu điểm cũng như giới hạn của các phương pháp đo hay thông số đo được. Sau khi tham khảo các thông số trên, quyết định truyền dịch nên được xem xét thêm các yếu tố khác như dấu hiệu giảm tưới máu mô, lợi ích và nguy cơ của dịch truyền. Việc đánh giá toàn diện về nguy cơ, lợi ích và hiệu quả của truyền dịch giúp cá thể hoá dịch truyền, đây là chiến lược được ưa chuộng hơn so với truyền dịch cố định, hạn chế hay tự do.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Evans L, Rhodes A, Alhazzani W, et al. Surviving sepsis campaign: international guidelines for management of sepsis and septic shock 2021. Intensive Care Med. 2021; 47(11):1181-1247. doi:10.1007/s00134-021-06506-y
2. Vincent JL, Singer M, Einav S, et al. Equilibrating SSC guidelines with individualized care. Crit Care. 2021;25(1):397. doi:10.1186/ s13054-021-03813-0
3. Vincent JL, Pinsky MR. We should avoid the term “fluid overload.” Crit Care. 2018;22(1):214. doi:10.1186/s13054-018-2141-7
4. De Backer D, Vincent JL. Should we measure the central venous pressure to guide fluid management? Ten answers to 10 questions. Crit Care. 2018; 22(1):43. doi:10.1186/s13054-018-1959-3
5. Vincent JL, Cecconi M, De Backer D. The fluid challenge. Crit Care. 2020;24(1):703. doi:10.1186/s13054-020-03443-y
6. Messina A, Palandri C, De Rosa S, et al. Pharmacodynamic analysis of a fluid challenge with 4 ml kg-1 over 10 or 20 min: a multicenter cross-over randomized clinical trial. J Clin Monit Comput. 2022;36(4):1193-1203. doi:10.1007/ s10877-021-00756-3
7. Monnet X, Shi R, Teboul JL. Prediction of fluid responsiveness. What’s new? Ann Intensive Care. 2022;12(1):46. doi:10.1186/s13613-022-01022-8
8. Teboul JL, Monnet X, Chemla D, Michard F. Arterial Pulse Pressure Variation with Mechanical Ventilation. Am J Respir Crit Care Med. 2019; 199(1):22-31. doi:10.1164/rccm.201801-0088CI.