ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA KEM EMLA 5% KHI ĐẶT ĐƯỜNG TRUYỀN TĨNH MẠCH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC PHÚ QUỐC

Nguyễn Thị Trang 1,, Hoàng Kim Cúc1, Nguyễn Tấn Hởi1, Vũ Đức Định 1
1 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau của việc sử dụng kem emla 5% trước khi đặt đường truyền tĩnh mạch và tìm hiểu một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng kem emla cho người bệnh. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu can thiệp, mô tả cắt ngang, không đối chứng. Kết quả: Hiệu quả của việc sử dụng kem emla 5% trong giảm đau khi đặt đường truyền tĩnh mạch ở mức độ không đau và đau nhẹ (điểm VAS≤3) là 95% với thời gian ủ tới 60 phút. Tác dụng phụ của thuốc: Cảm giác nóng tại chỗ 10%, Xanh tái và nề tại chỗ 7.5%. Không có tai biến, biến chứng nào nghiêm trọng. Kết luận:  Kết quả cho thấy việc sử dụng kem emla 5% trước khi đặt đường truyền tĩnh mạch đã giảm đáng kể độ đau và đem lại sự hài lòng cho Người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Nguyễn Ái Nương (2020), “Kết quả giảm đau của kem Lidocain – Prilicaine 5% trong thự hiện thủ thuật lấy máu tĩnh mạch ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Nhi khoa 220.
2. A Agarwal , G Yadav, D Gupta, M Tandon, S Dhiraaj, P K Singh (2022), “Comparative evaluation of Myolaxin and EM LA cream for attenuation of venous cannulation pain: A prospective, randomised, double blind study”. PMID: 17933159 DOI: 10.1177/0310057X0703500511.
3. B Hallén, P Carlsson, An Uppfeldt, Br.J. Anaesth (1985), “Clinical study of lignocaine-prilocaine cream for venepuncture pain”, PMID 3978014, Tr. 57, 3-328
4. Nott MR, peacock JL (1990), “Relief of injection pain in adults: Emla cream for 5 mins before venepuncture”, Anaesthesia 45(9):772-4.
5. Isha Yadav, Ankita Aggarwal, Mahima Lakhanpal, Himanshu Nirvan (2021), “Comparison of effectiveness of topical Emla Applied prior to intravenous cannulation for 15 minutes and 60 minutes”, The International Journal of Creative Research Thoughts (IJCRT) www.ijcrt.org, Tr. 693-698.
6. Hallen B, Olsson GL, Uppfeldt (1984), “A. Pain-free venepuncture; effect of timing of application of local anaesthetic cream” The Association Anaesthesia, 39: 969-972.
7. Ehrenstrom-Reiz G, Reiz S, Stockman (1983), “Topical anaesthesia with EMLA, a new lidocaine-prilocaine cream and the cusum technique for detection of minimal application time.” The Acta Anaesthesiologica ScanaHnavica, 27: 510-512.
8. M Smith, P Holder, K Leonard (2001), “Efficacy of A Five-minute Application of EMLA cream for the Management of Pain Associated with Intravenous Cannulation”, The Internet Journal of Anesthesiology, Volume 6 Number 1.